Cấp bách xử lý hiện tượng tôm hùm chết

Các biện pháp khắc phục tạm thời tình trạng tôm hùm chết đã được đưa ra nhưng công việc cấp bách nhất lúc này vẫn là phòng trị bệnh sữa trên tôm hùm.

Cấp bách xử lý hiện tượng tôm hùm chết
Hình minh họa Nguồn Internet

Tôm hùm là loài thủy sản vốn có giá trị kinh tế rất cao nên khi tôm hùm nuôi bị chết cũng đồng nghĩa người nuôi trắng tay. Các biện pháp khắc phục tạm thời tình trạng tôm hùm chết đã được đưa ra nhưng công việc cấp bách nhất lúc này vẫn là phòng trị bệnh sữa trên tôm hùm.

Trong số 20.000 lồng nuôi tôm hùm đã có gần 17.000 lồng mắc bệnh sữa. Đây là con số quá lớn đối với vùng nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, nơi đứng đầu cả nước về nghề nuôi tôm hùm. Tỷ lệ tôm chết do bệnh sữa ở nhiều lồng dao động từ 10 - 30%, cá biệt có lồng tôm chết hơn một nửa.

Một con tôm hùm thương phẩm, bình thường bán ra được 1,6 triệu đồng, nay tôm chết do bệnh sữa, bán vớt vát được không quá 100.000 đồng. Hàng loạt gia đình nuôi tôm hùm, có trong tay tiền tỷ, sau đợt bệnh sữa trên tôm hùm giờ trắng tay.

Theo kết quả phân tích nhanh của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III trên 9 mẫu tôm hùm được lấy tại vùng nuôi thị xã Sông Cầu, cả 9 mẫu đều bị nhiễm khuẩn Rickettsia-like, đây là tác nhân gây bệnh sữa trên tôm hùm.

Thực ra, bệnh sữa trên tôm hùm không phải là mới đối với vùng nuôi tôm hùm các tỉnh Nam Trung Bộ. Thế nhưng, đây vẫn là nỗi ám ảnh dai dẳng đối với những người nuôi tôm hùm bởi có tìm nhiều cách cũng không ngăn chặn được mối nguy bệnh sữa bùng phát. Điều đáng nói, phác đồ điều trị bệnh sữa không phải ai cũng tuân thủ đúng.

Một chương trình tập huấn phòng trừ dịch bệnh trên tôm hùm đã được tổ chức ngay tại vùng nuôi. Các khuyến cáo tiếp tục đưa ra để người nuôi giảm bớt thiệt hại trong nuôi tôm hùm, trong đó có việc điều chỉnh mật độ nuôi cũng như xử lý môi trường nuôi.

Không thể trong ngày một, ngày hai, bệnh sữa trên tôm hùm sẽ được chặn đứng. Bởi thế, các cơ quan chuyên môn cũng lưu ý, để giảm bớt thiệt hại do bệnh sữa, người nuôi cần xuất bán tôm hùm thương phẩm khi đạt kích cỡ, tránh kéo dài thời gian nuôi sẽ càng dễ bị rủi ro dịch bệnh.

VTV
Đăng ngày 29/03/2017
Tấn Quýnh - Phạm Việt (Ban Thời sự)
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:03 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:03 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:03 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:03 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:03 29/03/2024