Cấp hạn ngạch đánh bắt thủy sản: Muốn thực hiện phải hỗ trợ ngư dân

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về Luật Thủy sản (sửa đổi), Thượng tướng Phạm Ngọc Minh (ảnh) – Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam có đề xuất rất đáng chú ý là “cấp hạn ngạch để đánh bắt thủy sản, không thể để đánh bắt bừa, tận diệt”. Để làm rõ hơn đề xuất này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tướng Phạm Ngọc Minh.

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về Luật Thủy sản (sửa đổi), Thượng tướng Phạm Ngọc Minh (ảnh) – Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam có đề xuất rất đáng chú ý là “cấp hạn ngạch để đánh bắt thủy sản, không thể để đánh bắt bừa, tận diệt”.

Thưa Thượng tướng, đề xuất cấp hạn ngạch đánh bắt thủy sản của ông có phải dựa trên kinh nghiệm của một số quốc gia?

- Tôi đi thăm một số quốc gia, thấy ở các nước lớn họ có cấp hạn ngạch đánh bắt hải sản. Dựa trên tổng hạn ngạch chung của cả nước, họ quy định hạn ngạch cho từng loại thủy sản được đánh bắt  là bao nhiêu, đánh bắt vào mùa nào...

Đề xuất của tôi phát biểu ở phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi góp ý về dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) là mang tính định hướng, còn để thực hiện được cần một quá trình lâu dài, như còn phải quy hoạch, hoạch định được nguồn hải sản vùng biển là bao nhiêu, một năm khai thác bao nhiêu, để lại bao nhiêu. Dù đề xuất đó chưa thể thực hiện được ngay, nhưng tôi nghĩ cần phải nghiên cứu.

Ông có nghĩ để thực hiện được đề xuất đó sẽ gặp nhiều khó khăn?

- Đúng là khó, vì hoạt động đánh bắt thủy sản nước ở nước ta còn theo truyền thống, tập quán. Tuy nhiên, như tôi đã nói, chúng ta cần phải nghiên cứu để có lộ trình, từ đó mới quy hoạch được ngành nghề đánh bắt thủy sản.

Như ông nói thì hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, nên nếu đặt vấn đề cấp hạn ngạch đánh bắt, cuộc sống của họ sẽ gặp khó khăn?

- Chắc chắn là có ảnh hưởng. Chính vì thế, muốn triển khai việc này cần phải có những cơ chế chính sách khác đi kèm, như chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân, chuyển đổi các phương tiện đánh bắt thủy sản. Để làm đươc việc này, ngoài quy hoạch, hoạch định cần có thêm những cơ chế chính sách đi kèm và phải được thực hiện một cách đồng bộ.

Về đề xuất của mình, ý của tôi là cần nghiên cứu các mùa cá sinh sản, những khu vực cá vào sinh sản, những khu ven bờ, các đảo gần bờ, từ đó có hạn ngạch để đánh bắt cho phù hợp. Nhiều nước đã có quy định mùa cá sinh sản, những khu vực cá sinh sản, khu vực bảo tồn họ đều cấm đánh bắt ở đó.

Theo ông ngoài việc cấp hạn ngạch để đánh bắt cần có thêm những biện pháp gì để giúp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
- Thứ nhất phải có những luật như Luật Thủy sản (sửa đổi) đang được cho ý kiến, khi luật ban hành các quy định phải được thực hiện nghiêm, chế tài đủ mạnh. Thứ hai là lực lượng kiểm ngư, rồi lực lượng thực thi pháp luật trên biển phải đủ mạnh. Thứ ba phải tuyên truyền sâu rộng nâng cao ý thức cho người dân.

Theo ông, nguyên nhân nguồn thủy sản của chúng ta suy giảm nghiêm trọng có phải có cách đánh bắt kiểu tận diệt, cũng như đánh bắt không theo quy hoạch?

- Tôi có nói trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội là trước đây nhiều năm, chúng tôi đi biển thấy hải sản rất nhiều. Ví dụ đi các vùng đảo ven bờ như đảo Bạch Long Vỹ, Phú Quốc… anh em ở trên tàu chỉ cần sử dụng cách đánh bắt thô sơ như thả câu cũng đã được nhiều cá. Còn hiện nay đánh bắt theo kiểu đó hiếm hoi lắm mới được một con cá.

Điều đó cho thấy số lượng thủy sản trên biển nước ta đã suy giảm rất nhiều. Vì vậy cần phải có những biện pháp để duy trì các đàn cá nhất là ở các khu vực ven biển, các đảo gần bờ, khu vực lộng. Còn ngoài khơi, cá đi theo các đàn di trú, hôm nay ở chỗ này mai ở chỗ khác, việc đánh bắt không vấn đề gì.

Tình trạng suy giảm hải sản có nhiều nguyên nhân, do biến đổi khí hậu, do tác động của môi trường, cũng có lý do chúng ta đánh bắt bằng chất nổ, đánh bắt bằng xung điện, đèn công suất cao, lưới mắt nhỏ, đánh bắt vào mùa cá sinh sản... Việc khai thác của chúng ta theo hướng là đánh bắt là chính, chứ chưa có giải pháp để duy trì, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Chính vì thế khi nguồn lợi thủy sản trên biển nước ta bị suy giảm, ngư dân của chúng ta khi đi đánh bắt đã xâm phạm vùng biển của một số nước trong khu vực.

Việc ngư dân xâm phạm vào vùng biển nước khác bị bắt thì chính những ngư dân đó bị thiệt hại về kinh tế (chẳng hạn họ phá tàu hay phạt tiền - PV).

Xin cảm ơn Thượng tướng! 

Dân Việt
Đăng ngày 27/03/2017
Lương Kết
Đánh bắt

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 08:45 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 08:45 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 08:45 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 08:45 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 08:45 19/04/2024