Chuyện hàng tuần: Nông nghiệp công nghệ cao bao giờ hết lạc hậu

Để thực hiện thành công các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là điều không phải dễ khi mà các chuyên gia lâu năm trong ngành nông nghiệp khẳng định rằng: “Nông nghiệp công nghệ cao của nước ta còn quá lạc hậu so với các nước trên thế giới”.

Chuyện hàng tuần: Nông nghiệp công nghệ cao bao giờ hết lạc hậu
Nông nghiệp công nghệ cao Hình minh họa

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được các nhà chuyên môn nhận định là cần thiết, bởi từ nhiều năm nay, chúng ta vẫn chưa chủ động được nguồn hàng xuất khẩu, năng suất sản xuất của chúng ta đang bị chững lại vì nhiều lý do. Trong khi đó, sự kiểm tra khắt khe về chất lượng nông sản của các thị trường lớn trên thế giới buộc ngành nông nghiệp trong nước phải đổi mới.

Từ năm 2010, Chính phủ phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Đây được xem là đề án khả thi để cải thiện tình hình sản xuất nông nghiệp trong nước nhằm mang lại hiệu quả trong sản xuất đạt mức tăng trưởng cao, bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm quốc gia.

Theo đó, kể từ khi triển khai tới nay, hoạt động ứng dụng công nghệ cao của nước ta chỉ được công nhận ở số lượng khá thấp với 25 doanh nghiệp tại: TP.HCM, Hậu Giang, Phú Yên, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Lâm Đồng. Tuy nhiên, chỉ TP.HCM và Lâm Đồng thực hiện mạnh mẽ, trong đó Lâm Đồng thể hiện sự vượt trội với 9 doanh nghiệp được được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Điều này cho thấy, dù nhận được nhiều sự quan tâm trong triển khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng nông nghiệp nước ta lại vấp phải khó khăn như: Nguồn lực, tài chính…

Để triển khai ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ về đất đai, tín dụng, đầu tư quy hoạch vùng… nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai mạnh mẽ. Không những thế, những vướng mắc trong quy hoạch đã ảnh hưởng đến việc xây dựng các khu công nghệ cao.

Ông Nguyễn Tường Duy, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cho biết: “Dù đề án đã được triển khai từ khá lâu, nhưng đến nay việc xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn chưa đạt được sự mong muốn của Chính phủ. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp khá ít hoặc nguồn lực thực hiện còn nhiều yếu kém. Dù đã triển khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng chúng ta vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về công nghệ cao là gì. Bên cạnh đó, chúng ta xem công nghệ cao trong nông nghiệp có vẻ rất lớn nhưng so với những nước tiên tiến khác trên thế giới thì chúng ta vẫn còn quá lạc hậu”.

TS. Nguyễn Đức Lộc (Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn miền Nam), nhận định: “Để triển khai hoạt động nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải cần có những chính sách hỗ trợ về quy hoạch đất đai, tín dụng từ phía Chính phủ, nhưng nếu các doanh nghiệp triển khai ở quy mô quá nhỏ thì hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp sẽ không đạt hiệu quả nên có thể gặp khó trong việc nhận hỗ trợ từ gói tín dụng 100.000 tỷ đồng từ Chính phủ”.

Trong tương lai, khoảng 30% nông dân tại các khu quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ là lực lượng nòng cốt trực tiếp sản xuất, nhưng đến nay, công tác đào tạo kỹ thuật trồng trọt cho nông dân vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa có chính sách khởi nghiệp cho nông dân triển khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nên việc nhân rộng hệ thống nay sẽ rất khó. Thay vì, tìm mọi cách tìm kiếm nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thì chúng ta nên có chính sách hỗ trợ các hộ nông dân, doanh nghiệp nhỏ để cùng phát triển”.

Báo Người Tiêu Dùng
Đăng ngày 28/03/2017
Đức Hùng
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 11:23 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 11:23 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:23 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:23 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:23 20/04/2024