Cổ phiếu thuỷ sản và kỳ vọng hội nhập

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,12 tỷ USD (tăng 6,3% so với năm 2015).

xuất khẩu tôm
Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản năm 2015 ước đạt 6,57 tỷ USD, giảm 16% so với năm 2014. Tuy nhiên sang năm 2016, ngành này được dự báo có nhiều triển vọng tốt với việc tham gia cộng đồng ASEAN và các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Cơ hội tiếp cận thuế quan ưu đãi (0%) từ các FTA sẽ thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào các thị trường “khó tính” trong năm 2016, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành như Mỹ, EU, Nhật Bản...

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,12 tỷ USD (tăng 6,3% so với năm 2015). Trong đó giá trị xuất khẩu tôm sẽ đạt khoảng 3,3 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2015; cá ngừ vào khoảng 507 triệu USD, tăng 8%; các sản phẩm mực, bạch tuộc là 470 triệu USD, tăng 10%...

Kỳ vọng này lại thêm điểm tựa khi tổng giá trị xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến 15/3/2016 đạt gần 1,16 tỷ USD, tăng 9,43% so với cùng kỳ năm 2015. Ước tính, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 3/2016 đạt khoảng 550 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1,47 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Kết quả kinh doanh của các DN niêm yết ngành thuỷ sản cũng đang phản ánh bức tranh này. CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) trong quý I/2016 có sản lượng tiêu thụ tôm đạt 2.243 tấn, tăng trưởng 20% so với quý I/2015, đưa kết quả doanh số tiêu thụ chung lên 24,8 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với quý I/2015. CTCP Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC) cũng ghi nhận giá trị xuất khẩu trong quý I/2016 đạt 63,6 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ tăng 20% khối lượng xuất khẩu.

Báo cáo cập nhật ngành thuỷ sản của CTCK Đông Nam Á cũng chỉ ra những lợi thế của các DN niêm yết ngành thuỷ sản từ chính bức tranh hoạt động nội tại của các DN. Tính tới thời điểm ngày 1/4/2016, trên thị trường niêm yết có 16 DN ngành thủy sản, tập trung chủ yếu tại sàn HSX (13 công ty), HNX (3 công ty). Trong đó, lượng vốn hóa đứng đầu là các DN niêm yết trên sàn HSX như VHC (2.704,4 tỷ đồng), HVG (2.270,4 tỷ đồng), IDI-CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia IDI (1.533,8 tỷ đồng), FMC (667,6 tỷ đồng)...

Tỷ lệ thuận với quy mô, kết quả lợi nhuận của  VHC đạt 322,5 tỷ đồng, tiếp sau đó là HVG đạt 219,6 tỷ đồng, IDI đạt 105,1 tỷ đồng… Tuy nhiên, FMC và IDI lại có lợi nhuận tăng trưởng mạnh lần lượt đạt 51,3% và 16,3%. Về EPS, FMC tiếp tục dẫn đầu ở mức 4.750 đồng/cổ phiếu, tiếp sau đó là VHC 3.494 đồng/cổ phiếu, IDI 1.069 đồng/cổ phiếu.

Không chỉ là DN có khả năng sinh lời cao, tương lai của FMC đang rộng mở hơn khi hoạt động kinh doanh chính của DN là chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ tôm, chiếm hơn 96% doanh thu. DN này cũng đang hội đủ các thị trường xuẩt khẩu lớn, như Mỹ mang lại 42% doanh thu, kế tiếp là thị trường Nhật Bản, chiếm 40% doanh thu. Hiện, FMC được ưu đãi thuế từ Nhật và mức thuế thấp tại Mỹ (thuế chống bán phá giá gần bằng 0).

Cùng với đó, FMC đang sở hữu vùng nuôi trồng tôm với diện tích 160ha đạt chuẩn BAP, ASC và hàng trăm hecta đất hợp tác với nông dân để gieo trồng nông sản phục vụ chế biến xuất khẩu.

VHC cũng là một điểm đến hấp dẫn với lợi thế cạnh tranh là xuất khẩu cá tra chiếm 12% thị phần, lớn nhất cả nước. Tính đến đầu năm 2015, Vĩnh Hoàn là DN dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cá tra phi-lê trong 5 năm liên tiếp, đứng đầu trong xuất khẩu sang Mỹ.

Cùng với đó là những lợi thế cạnh tranh riêng có của VHC như hưởng thuế suất 0% đến năm 2017 khi xuất khẩu sang Mỹ. Nhà máy sản xuất collagen bắt đầu đi vào hoạt động trong quý I/2015, dự kiến sẽ đóng góp 180 tỷ đồng doanh thu cho VHC.

IDI không kém phần lợi thế khi không những là một trong những công ty chế biến xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, nhà cung cấp sản phẩm cá tra có uy tín trên thị trường thế giới, mà còn tham gia vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS, chế biến bột cá, mỡ cá, tinh luyện dầu ăn từ mỡ cá tra.

Tuy nhiên, các DN trong ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với không ít thách thức hội nhập trước khi chạm đỉnh kỳ vọng. Bởi quy định của thị trường sẽ ngày càng cao và nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc, trách nhiệm môi trường và bảo vệ nguồn lợi (IUU)...

Thời báo Ngân Hàng, 20/04/2016
Đăng ngày 22/04/2016
Nhật Thanh
Doanh nghiệp

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:23 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá đầy đủ - Nhanh chóng - Miễn phí tại Farmext App

Farmext App là ứng dụng quản lý trại nuôi tôm cá toàn diện, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng của mình. Một trong những tính năng nổi bật của Farmext App là cung cấp giá cả đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí cho các sản phẩm liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Tôm sú
• 13:44 22/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:00 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:25 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:25 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:25 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:25 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:25 25/04/2024