Đa dạng sinh học đang trên đà suy giảm

Sáng 20/5, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học phục vụ phát triển sinh kế cộng đồng”.

hoi thao da dang sinh hoc
Quang cảnh hội thảo.

Đa dạng sinh học, nền tảng cho sự sống

Hội thảo tập trung nêu một số thành tựu nổi bật về kết quả bảo tồn các nguồn gen quý, hiếm, việc thiết lập mạng lưới bảo tồn và cơ sở dữ liệu về nguồn gen, ngân hàng gen để phục vụ công tác bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen tại Việt Nam. Đồng thời đưa ra hành động phát triển bền vững về sinh thái.

Tại Hội thảo, các chuyên gia khẳng định: Đa dạng sinh học (ĐDSH) và các hệ sinh thái tự nhiên là nền tảng cho sự sống và phát triển của con người. Hơn hai thập kỷ qua, bảo tồn ĐDSH đã trở thành cam kết chung trên toàn cầu và của mỗi quốc gia thông qua các khung thỏa thuận quốc tế như Công ước về ĐDSH, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm, Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế hay Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.  
Việt Nam là một trong những quốc gia được công nhận có tính ĐDSH cao trên thế giới với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về đa dạng tài nguyên sinh vật và là một trong 10 trung tâm ĐDSH phong phú nhất thế giới với nhiều loài động thực vật đặc hữu và những tri thức truyền thống quý giá về nguồn gen được lưu truyền qua bao thế hệ…

Ông Bakhodir Burkhanov - Phó Giám đốc Quốc gia UNDP cũng chia sẻ: Trong vài thập niên qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong bảo vệ và nuôi dưỡng ĐDSH. Là nước tham gia Công ước về ĐDSH, Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách và hình thành khuôn khổ thể chế toàn diện cho bảo tồn ĐDSH và duy trì các môi trường sinh thái quan trọng… Tuy chưa được đánh giá đầy đủ song các hệ sinh thái có nhiều đóng góp lớn cho phát triển kinh tế, và việc bảo tồn ĐDSH là điều kiện cơ bản cho phát triển bền vững. 

Bên cạnh vai trò và vị trí quan trọng được nêu ra tại Hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng việc bảo tồn ĐDSH vẫn có những khó khăn tồn tại. “Mặc dù có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý ĐDSH nhưng tài nguyên ĐDSH của Việt Nam vẫn đang trên đà bị suy giảm và suy thoái dưới áp lực của gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và sự đánh đổi với ưu tiên phát triển kinh tế” - Đại diện Tổng cục Môi trường cũng đưa ý kiến.

Về điều này, có thể thấy rõ qua các thống kê: Diện tích rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng tiếp tục tăng, diện tích rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn suy giảm, ô nhiễm môi trường, sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại… Những thay đổi này đã và đang gây ra những tác động không nhỏ tới việc suy giảm tài nguyên ĐDSH của quốc gia, cũng như gây ra những tác động tiêu cực đến ổn định sinh kế của nhiều cộng đồng dân cư sống nhờ vào thiên nhiên. 

bao ve sinh học
Bảo vệ sự đa dạng sinh học là trách nhiệm của mọi người.

Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Để đưa ra giải pháp cho Việt Nam trong công cuộc bảo tồn ĐDSH, ông Bakhodir Burkhanov nói rằng: Thử thách đầu tiên nằm ở chính việc tìm hiểu giá trị của hệ thống sinh thái đối với phát triển kinh tế và kế sinh nhai. Lấy ví dụ các vùng đật ngập nước. Mặc dù có nhiều lợi ích và dịch vụ quý giá nhưng các vùng đất này phần lớn vẫn chưa được xếp loại và không được bảo vệ pháp lý đầy đủ.

Trong khi đó, đe dọa và áp lực lên ĐDSH và an ninh sinh thái tiếp tục tăng lên do quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế dựa vào tiêu dùng, xung đột giữa con người và các loài hoang dã và biến đổi khí hậu. Các nhu cầu cạnh tranh lẫn nhau để giành đất cho đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng càng tăng thêm những áp lực ấy, và tình hình này càng trầm trọng hơn vì xâm phạm trái phép các loài động, thực vật hoang dã cũng như do thu hoạch quá mức gỗ và các sản phẩm rừng khác của các địa phương.

Bên cạnh đó, ông Bakhodir Burkhanov cũng khẳng định: UNDP cam kết mang đến chuyên môn quốc tế liên quan nhằm giúp xây dựng năng lực thể chế và điều phối với Chính phủ Việt Nam và các đối tác khác để đạt được kết quả hiệu quả vì bền vững môi trường.

Cụ thể, trong tương lai gần, UNDP sẽ hỗ trợ Bộ TN&MT rà soát chính sách, thể chế và chi tiêu để giúp Việt Nam xây dựng một kế hoạch hành động toàn diện về tài chính bền vững cho đa dạng sinh học. Khi khuôn khổ quan trọng này có hiệu lực, chúng tôi hy vọng có thể khai thác được các nguồn lực hiện có cho bảo tồn đa dạng sinh học  hiệu quả và mở ra nhiều nguồn tài chính mới ở Việt Nam.

Chiều cùng ngày, Tổng cục Môi trường cũng phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UNDP Việt Nam, GIZ và Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Hội thảo “Xây dựng Diễn đàn đối tác về bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái”. Hội thảo nhằm giới thiệu về ý tưởng thiết lập “Diễn đàn đối tác về bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái”, đồng thời chia sẻ những thông tin về nỗ lực của các bên trong hợp tác bảo tồn ĐDSH.

Đại Đoàn Kết, 23/05/2016
Đăng ngày 24/05/2016
P. Linh - T.Anh
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 16:48 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 16:48 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 16:48 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:48 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 16:48 20/04/2024