Đã xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt

Thời gian qua, cá bớp nuôi tại vịnh Cam Ranh chết liên tục, gây thiệt hại lớn đối với người nuôi. Đến nay, cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân của tình trạng này.

ca bop chet
Cá bớp ở phường Cam Phúc Nam tiếp tục chết rải rác

Thiệt hại nặng

Mới đây, trở lại vùng nuôi cá bớp ở phường Cam Phúc Nam (TP. Cam Ranh), chúng tôi vẫn tiếp tục ghi nhận tình trạng cá bớp chết, kéo dài từ cuối tháng 7 đến nay. Ông Nguyễn Ngọc Thịnh (tổ dân phố Phúc Ninh, Cam Phúc Nam) cho biết: “Gia đình tôi có 100 ô, lồng nuôi tổng cộng 10.000 con cá bớp nhiều kích cỡ. Đến nay, lượng cá bớp gia đình tôi bị thiệt hại lên đến 2.000 con, loại cá chờ xuất bán, kích cỡ 5 - 7 kg/con. Với tình trạng này, chỉ tính riêng tiền đầu tư, gia đình tôi thiệt hại 1 tỷ đồng; chưa kể, với giá bán 100.000 đồng/kg như hiện nay, gia đình tôi còn thất thu 800 triệu đồng tiền bán cá”.

Gia đình ông Hiển (ở Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh) cho biết: “Nhà tôi nuôi cá bớp trên vịnh Cam Ranh đã mấy năm nay, chưa bao giờ thiệt hại nặng như vậy. Mới đây, cá bớp loại 4 - 6kg chết trắng lồng với hơn 300 con, khối lượng hơn 1,5 tấn, số cá khoảng 2kg/con cũng chết hơn 100 con, cá có kích cỡ nhỏ hơn thì rất nhiều”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Bí thư Đảng ủy phường Cam Phúc Nam cho biết, hiện nay trên địa bàn phường có 329 bè với 3.395 ô lồng nuôi trồng thủy sản, trong đó có 1.795 lồng tôm hùm, 700 lồng tôm đá xanh và 900 ô lồng cá bớp. Tính từ ngày 19-7 đến nay, cá bớp giống, cá bớp thương phẩm chết rải rác ở một số hộ nuôi, ước thiệt hại khoảng 16 tấn cá. “Số cá bớp chết đã được địa phương xử lý kịp thời, không để ô nhiễm môi trường. Hiện nay, Hội Nông dân phối hợp với UBND phường tuyên truyền, vận động các hộ nuôi thả cá mật độ thưa, thường xuyên tổng dọn vệ sinh lưới, ô lồng nuôi và thức ăn cho cá để hạn chế ô nhiễm”, bà Thủy nói.

Nguyên nhân do đâu?

Ông Nguyễn Xuân Hoàng - Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cam Ranh cho biết, mỗi ngày có hàng chục tấn mồi tươi được thả cho cá, tôm ăn, lượng túi ni lông đựng thức ăn cho tôm, cá không được người dân thu gom mang vào bờ mà ném hết xuống biển. Bên cạnh đó, lượng thức ăn thừa chìm ở dưới đáy lồng cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, các lồng nuôi thiếu ôxy do túi ni lông bám ngoài lồng. “Các địa phương cần tuyên truyền cho người nuôi trồng thủy sản thường xuyên vệ sinh lồng nuôi. Trước mắt, khi có hiện tượng cá chết thì phải báo cáo cơ quan chức năng có hướng khắc phục, tránh giấu giếm hoặc tự ý xả cá chết ra biển”, ông Hoàng nói.

Theo bà Trần Thanh Thúy - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cuối tháng 7, chi cục đã nhận được thông báo của địa phương về tình hình cá nuôi lồng chết ở khu vực Cam Phúc Nam. Chi cục đã tiến hành kiểm tra thực địa, thu mẫu cá nuôi để phân tích, xác định nguyên nhân. Qua kiểm tra, tại vùng nuôi Cam Phúc Nam có khoảng 600 lồng nuôi cá bớp, với khoảng 50 hộ nuôi, số lượng giống khoảng 2.000 - 7.000 con/hộ. Cá giống được người nuôi mua từ nhiều địa phương trong tỉnh, không thực hiện kiểm dịch cá giống trước khi thả nuôi; hoàn toàn sử dụng cá tạp làm thức ăn cho cá. “Căn cứ kết quả xét nghiệm, nguyên nhân cá chết là do nhóm vi khuẩn Streptococcus SP gây ra (bệnh bỏng đỏ), thường xuất hiện trên các loài cá như: cá mú, cá bớp, với dấu hiệu xuất huyết, lở loét, mù mắt. Khi cá yếu, nhóm vi khuẩn Streptococcus SP xâm nhập và gây bệnh, kết hợp với các yếu tố môi trường vùng nuôi thay đổi bất thường khiến cá chết từ rải rác đến hàng loạt. Ngoài ra, việc vệ sinh lồng bè không thường xuyên, mật độ thả nuôi dày đã gây nên hiện tượng thiếu ôxy trong lồng nuôi, dẫn đến stress cho đàn cá nuôi, giảm sức đề kháng, đàn cá dễ bị nhiễm khuẩn, gây hiện tượng cá chết hàng loạt. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho cá chết tại khu vực Hòn Lăng, Hòn Thị (Ninh Hòa)thời gian qua”, bà Thúy nói.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người nuôi cần giảm mật độ cá/lồng; theo dõi sức khỏe đàn cá thường xuyên, khi có hiện tượng bất thường cần báo ngay cho cán bộ Trạm Chăn nuôi - Thú y địa phương để được hướng dẫn kịp thời; lặn hoặc kéo lồng lên kiểm tra tổng thể đàn cá nuôi, vệ sinh lưới lồng thường xuyên. Người nuôi cần tách những con yếu, bị bệnh ra khỏi đàn để điều trị riêng nhằm ngăn chặn việc lây lan; khi cá chết cần thu gom xác cá đưa vào bờ, không vứt cá ra biển. Về thức ăn, cần lựa chọn cá mồi đảm bảo chất lượng, nên sử dụng một phần thức ăn công nghiệp cho việc nuôi cá nhằm hạn chế hiện tượng bệnh. Về cá giống, cần thả giống đã qua kiểm dịch. Người nuôi tuyệt đối không dùng kháng sinh để phòng bệnh cho cá nhằm tránh hiện tượng lờn thuốc. Đối với đàn cá bớp còn lại, cần di chuyển lồng đến vị trí khác, bổ sung thêm các loại thức ăn, vitamin C, men tiêu hóa vào khẩu phần thức ăn cho cá…

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh: Mật độ nuôi trồng thủy sản tại phường Cam Phúc Nam quá dày, chắc chắn gây ô nhiễm. Thành phố liên tục khuyến cáo không được phát triển thêm lồng, bè nhưng ý thức người dân chưa cao. Hiện nay, UBND tỉnh đang điều chỉnh bổ sung quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch trước đây tất cả các lồng, bè sẽ di dời về vùng biển Cam Bình. Tuy nhiên, lần này thành phố sẽ kiến nghị quy hoạch về vùng biển gần bờ để tạo điều kiện cho người dân. Khi di dời đến vùng quy hoạch sẽ đảm bảo về mật độ, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Báo Khánh Hòa, 19/08/2016
Đăng ngày 20/08/2016
Hải Lăng - Nhật Thanh
Dịch bệnh

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 16:00 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 16:00 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:00 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 16:00 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:00 29/03/2024