Đậm đà nước mắm cá linh mùa nước nổi

Ở miền Tây có một loại nước mắm truyền thống khác được sản xuất từ cá linh – đặc sản chỉ có ở mùa nước lũ.

sơ chế nước mắm
Bà Tú đang sơ chế nước mắm cá linh truyền thống. ảnh: HUỲNH XÂY

Món quà mùa lũ

Hàng năm, khi mùa lũ về, nguồn lợi cá linh ở xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang sẽ trở nên dồi dào. Đây cũng chính là thời điểm, nhiều cơ sở làm nước mắm tất bật chuẩn bị nguồn nguyên liệu. Là thế hệ thứ 2 trong gia đình và có hơn 15 năm làm nghề nước mắm cá linh truyền thống, chị Lê Thị Cẩm Tú - chủ cơ sở sản xuất nước mắm Chín Xuân (ấp 5, xã Vĩnh Xương) cho biết, vào khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm, lũ bắt đầu rút cạn trên đồng và cũng là thời gian gia đình chị bận rộn nhất.

“Con nước trong tháng 10 âm lịch có cá đồng rất nhiều nên mỗi ngày, gia đình tôi phải thuê từ 30 – 40 nhân công làm nước mắm để bán cho khách hàng gần xa. Mỗi mùa lũ, chúng tôi phải mua từ 5-6 tấn cá linh” – chị Tú nói.

Chị Tú cho biết thêm, muốn có nước mắm ngon thì phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất như đi thu mua cá tươi, rửa sạch rồi cho vào lu ủ. “Khi ủ, phải theo quy trình nghiêm ngặt. Cứ một lớp cá phải rải lên một lớp muối cho đến khi đầy lu” – chị Tú chia sẻ.

Theo người dân xã Vĩnh Xương, bình quân, mỗi lu ủ khoảng 30 kg cá sẽ cho ra 15 lít nước mắm. Trong thời gian ủ (hơn 6 tháng), phải thường xuyên mở nắp lu để cá… phơi nắng. Sau thời gian ủ, sẽ lấy cá ra khỏi lu để đun, nấu thành nước mắm. Để có sản phẩm thơm ngon, phải để bếp lửa cháy vừa phải, đến khi cá hòa tan thành nước mắm.

Theo kinh nghiệm dân gian nơi đây, để biết nước mắm đến độ chín vừa phải, người nấu dùng cơm nguội bỏ vào nồi, khi nào hột cơm nổi lên lớp mặt, tức là nước mắm đã chín. Lúc này nước mắm có màu đỏ vàng và bốc lên mùi thơm với hương vị của cá linh.

Anh Đặng Văn Ngọc, cùng ngụ tại ấp 5, xã Vĩnh Xương cho biết, trước đây, mỗi khi mùa nước nổi về, giá cá linh rất rẻ nên hầu như nhà người dân nào cũng mua cá về ủ, nấu nước mắm phục vụ cho gia đình cả năm. Đặc biệt là có thể làm quà tặng, biếu mỗi khi có người quen đến nhà chơi.

“Tặng vài lít nước mắm mang về làm quà là rất quý, bởi tấm lòng dân quê cũng mặn mà như nước mắm cá linh đồng. Ai sử dụng nước mắm đồng này rồi, sẽ không dùng nước mắm khác. Hơn nữa, giá nước mắm ở đây hợp túi tiền nhiều người” – anh Ngọc khoe.

Ngon… “hết sẩy”

Tuy nhiên, cũng theo anh Ngọc, do vài năm trở lại đây, mực nước lũ về thấp, theo đó cá linh không còn nhiều, giá thu mua cao nhưng các cơ sở sản xuất nước mắm cá linh đồng ở xã đầu nguồn Vĩnh Xương vẫn luôn bám lấy nghề truyền thống. Để có đủ lượng cá linh làm nước mắm, các cơ sở phải mua thêm lượng cá này từ Campuchia.

Theo ghi nhận của NTNN, ngoài hàng chục điểm sản xuất nước mắm cá linh (phần lớn tập trung ở xã như Vĩnh Xuân và xã Phú Lộc), hiện tại, dọc theo biên giới xã Vĩnh Xương, có gần 10 hộ làm nghề bán nước mắm cá linh, phục vụ cho nhu cầu của bà con gần, xa.

Theo Phòng Kinh tế thị xã Tân Châu, đối với người dân nông thôn ở miền Tây, nước mắm cá linh đồng là không thể thiếu trong bữa ăn. Người dân thường nói với nhau rằng, chén nước mắm đồng khi đặt cạnh những món ăn mùa lũ như: Canh chua bông súng đồng, bông điên điển xào tép, cá lóc nướng trui là…“hết sẩy”.

“Khi có nước mắm cá linh đồng trên bàn ăn, món ăn sẽ trở nên ngon hơn. Do đó, dù đi đâu, làm gì, chén nước mắm cá linh đồng cũng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Người dân đã “ghiền” hương vị độc đáo của loại nước mắm đặc sản này” – ông Bùi Thái Hoàng – Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu chia sẻ.

Cũng theo ông Hoàng, nếu so với nước mắm được sản xuất từ cá cơm thì loại này ngon, có độ đạm cao hơn nếu được sản xuất đúng theo quy trình truyền thống. Tuy nhiên, do lượng cá linh phụ thuộc vào mùa lũ lớn hay nhỏ, sản lượng không ổn định theo từng năm nên rất khó để xây dựng thương hiệu cũng như phát triển làng nghề này trong thời gian tới. 

Nước mắm cá linh có 3 loại: Loại nhất, loại nhì và nước mắm loại ba (dùng kho thịt, cá). Trong đó, loại nhất có giá 30.000 đồng/lít, loại nhì 17.000 đồng/lít và loại ba là 10.000 đồng/lít. 

Báo Dân Việt, 05/02/2017
Đăng ngày 05/02/2017
Huỳnh Xây
Chế biến

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 07:52 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 07:52 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 07:52 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 07:52 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 07:52 25/04/2024