Đầu tư gần 165 tỷ đồng cho tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020. Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn này là 164,8 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước là 81,3 tỷ đồng, còn lại 83,5 tỷ đồng từ các nguồn khác.

nuôi tôm công nghiệp
Hình minh họa

Mục tiêu của kế hoạch là nhằm thúc đẩy các hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu cá và nuôi trồng thủy sản để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm tổn thất sau thu hoạch và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Cụ thể, tạo được cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ và kênh thông tin kết nối, huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để phát triển thị trường khoa học công nghệ, thực hiện giao dịch, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thúc đẩy, công nhận và phát hành rộng rãi tối thiểu 12 tiến bộ kỹ thuật (5 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác thủy sản và 7 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản) để nâng cao hiệu quả khai thác (tăng trên 25% so với hiện tại), giảm tổn thất sau thu hoạch (giảm trên 20% so với hiện tại) các đối tượng khai thác chủ lực như cá ngừ đại dương, mực, cá nổi lớn và cá nổi nhỏ trên tàu cá nghề lưới vây, lưới rê, lưới chụp và nghề câu. Nâng cao chất lượng giống, năng suất nuôi và chất lượng sản phẩm các đối tượng nuôi chủ lực và đặc sản: cá tra, tôm nước lợ, nhuyễn thể, các rô phi và tôm hùm.
Xây dựng tối thiểu được 40 mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ gắn với mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác đạt hiệu quả kinh tế tăng trên 25% so với mô hình sản xuất truyền thống; Tối thiểu 1.500 tổ chức, cá nhân được đào tạo, tập huấn các kỹ thuật, kỹ năng để ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác và nuôi trồng các đối tượng chủ lực, đặc sản vào thực tế sản xuất…

Các giải pháp thực hiện gồm tập trung nguồn lực cho chuyển giao khoa học công nghệ trọng yếu gắn với tái cơ cấu ngành thủy sản và xây dựng nông thôn mới thông qua việc sắp xếp, điều phối các chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp Bộ; dự án khuyến ngư, xây dựng nông thôn mới… do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Bên cạnh đó, các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ riêng cho địa phương theo định hướng chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ để tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ trọng tâm nêu trong Kế hoạch. Thực hiện khảo sát, tổng kết các kinh nghiệm, mô hình sản xuất tiên tiến trong thực tế để xây dựng thành các tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc chuyển giao, ứng dụng, nhân rộng trong thực tế.

Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo hướng lấy thị trường đầu ra làm trọng tâm, với quy mô phù hợp theo hướng liên kết chuỗi để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và thực tế sản xuất.

TTXVN
Đăng ngày 18/03/2017
Kinh tế

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 21:20 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 21:20 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 21:20 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 21:20 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 21:20 28/03/2024