Điều tra, làm rõ nguyên nhân khiến cá chết bất thường ở Sa Pa

Sự việc cá chết bất thường ở Sa Pa đang được các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân nhưng theo một số chủ trang trại có kinh nghiệm nuôi cá hồi lâu năm, nhiều khả năng nguyên nhân cá chết là do nguồn nước.

cá chết
Bể nuôi cá hồi trước đây có hơn 2 vạn con, giờ chỉ còn khoảng 500 con sống sót tại trang trại ông Nguyễn Thái Binh, thôn Nậm Cang 1, xã Nậm Cang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. (Ảnh: Hương Thu/TTXVN)

Là người đi tiên phong trong phong trào nuôi cá hồi, cá tầm tại địa phương, ông Nguyễn Thái Bình mua hơn 2 vạn con giống và 4 bể cá hồi nuôi thí điểm.

Đầu tư gần 2 tỷ đồng san gạt mặt bằng, xây dựng đường lên trang trại, bể nuôi cá, hệ thống dẫn nước và mua giống, ông Bình hy vọng lứa cá đầu tiên sau khi thu hoạch sẽ giúp ông trang trải hết khoản nợ và có thêm vốn để tiếp tục mở rộng quy mô trang trại thì bất ngờ tai họa ập đến.

Ông Bình cho biết: "Cá hồi là loại vật nuôi rất mẫn cảm, khó tính, khi có dấu hiệu bất thường là chúng có biểu hiện khác ngay. Do diện tích bể không lớn, mật độ cá lại dày nên hơn 2 vạn con cá hồi gia đình nuôi (khoảng 7,5 tấn) chết gần hết. Ước tính thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng."

Sau đó, ông Bình có cho người đi kiểm tra nguồn nước tại con suối Nậm Cang 1 thì phát hiện phía đầu nguồn có một số vỏ thuốc trừ sâu bị vứt lại và chèn đá lên.

Theo ông Bình, nếu nhiễm bệnh, cá sẽ chết lẻ tẻ chứ không chết hàng loạt.

Hơn nữa, một trang trại nuôi cá hồi khác của ông Tẩn Mần Phấu ở phía đầu nguồn, cao hơn nơi phát hiện vỏ chai thuốc trừ sâu, cá vẫn khỏe mạnh bình thường.

Trong khi đó, trang trại nuôi cá nước lạnh của ông Phàn Dào Quẩy nằm ở phía dưới trang trại của ông Nguyễn Thái Bình cũng bị thiệt hại nặng do dùng chung nguồn nước này.

Điều đáng nói, nguồn nước dẫn vào bể cá hồi cũng là nguồn nước sinh hoạt của gần 100 hộ dân thôn Nậm Cang 1.

"Rất may khi thấy cá hồi chết, chúng tôi đã kịp thông báo cho người dân ngưng sử dụng nước kịp thời," Trưởng thôn Tẩn Trần Quyên cho biết.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng đã xuống địa bàn kiểm tra hiện trường, thu thập mẫu nước và đang tiến hành làm rõ vụ việc.

Ông Vàng A Chính, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nậm Cang cho biết: "Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc vì không chỉ làm thiệt hại về kinh tế mà còn gây tâm lý bất an của người dân trên địa bàn."

Theo ông Hầu A Định, Trưởng Công an xã Nậm Cang, toàn bộ số cá đã được các chủ trang trại chủ động tiêu hủy chôn lấp và ký cam kết không tiêu thụ ra thị trường. Lực lượng công an xã phối hợp tích cực với Công an huyện Sa Pa tìm nguyên nhân gây ra cá chết, tránh gây lo lắng trong nhân dân nói chung và những người nuôi cá nước lạnh trên địa bàn nói riêng

Trao đổi về vụ việc trên, ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa cho biết nuôi cá nước lạnh đòi hỏi đầu tư lớn nên khi xảy ra những vụ việc như trên, người nuôi cá bị thiệt hại rất nặng nề, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tâm lý người nuôi.

Trước việc cá chết hàng loạt, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa đã tăng cường quản lý và yêu cầu các hộ nuôi ký cam kết chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình của VietGap.

Đặc biệt, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện yêu cầu các chủ nuôi cá phải có bể lắng trước khi đưa nước vào nuôi cá và bể lọc trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra, huyện Sa Pa cũng đã chỉ đạo ngành chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân cá chết để có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sự việc này tái diễn.

Trước mắt, huyện Sa Pa đã khuyến cáo người nuôi thường xuyên kiểm tra nguồn nước, khi phát hiện có hiện tượng bất thường phải báo ngay cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Theo Quyết định 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi Điều 3 Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành, nguyên nhân cá chết nếu là do thiên tai thì các chủ trang trại ở xã Nậm Cang sẽ được chính quyền hỗ trợ khắc phục thiệt hại.

Nậm Cang là xã xa xôi nhất của huyện Sa Pa, cách thị trấn huyện lỵ 40km, đường sá đi lại còn nhiều khó khăn. Người dân Nậm Cang có đến 90% là đồng bào Mông, Dao, sống dựa chủ yếu vào cây thảo quả.

Trận mưa tuyết khắc nghiệt đầu năm 2016 đã tàn phá toàn bộ diện tích thảo quả hơn 6.000ha của xã. Do đó, người dân địa phương đang chuyển hướng nuôi cá nước lạnh bởi theo các chuyên gia thủy sản và những người có kinh nghiệm, Nậm Cang có khí hậu và nguồn nước lạnh dồi dào, sạch đặc biệt thích hợp cho nuôi cá hồi, cá tầm cho thu nhập cao./.

TTXVN/Vietnam+, 27/10/2016
Đăng ngày 27/10/2016
Hương Thu
Dịch bệnh

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 11:41 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 11:41 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:41 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:41 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:41 20/04/2024