Đồng Tháp: Công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông Cái Vừng

Ngày 25/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp cùng các sở, ngành liên quan tổ chức công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông Cái Vừng (thuộc địa bàn ấp Phú Hòa A, Phú Hòa B, xã Phú Thuận A và ấp Long Thới B, xã Long Thuận của huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp giáp ranh với huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) xảy ra từ ngày 4 - 6/2/2016.

họp dân
Họp dân công bố nguyên nhân cá chết

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, ngày 4 - 6/2/2016, trên đoạn sông Cái Vừng xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng, bè chết hàng loạt. Qua thống kê, có 37 hộ dân nuôi cá bị thiệt hại, với tổng số 106 lồng bè, gồm: cá he, cá rô phi, cá điêu hồng, cá lăng nha, cá chép, cá mè vinh… với tổng sản lượng khoảng 395 tấn. Ước tổng mức thiệt hại tài sản khoảng 13,7 tỷ đồng.

Sau khi tổng hợp kết quả điều tra và xác định nguyên nhân tình trạng cá chết hàng loạt, ngành chức năng đã có kết luận chính thức là do 4 nguyên nhân:

1) Sự biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng xấu đến các yếu tố thủy văn như mực nước thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015 (từ 11 - 21cm) làm cho lòng sông bị thu hẹp lại, độ sâu mực nước giảm, lưu tốc dòng chảy chậm chỉ còn 0,05 - 0,09 m/s;

2) Lòng sông tích tụ nhiều nguồn chất thải gây nên ô nhiễm cục bộ;

3) Thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết nhằm ngày mực thủy triều khá thấp (nhằm ngày 25/12 âm lịch);

4) Cá chết nhiều và kéo dài là do việc xử lý cá chết không triệt để, đồng thời xả thải một lượng lớn cá chết ra tự nhiên làm cho môi trường ô nhiễm trầm trọng thêm.


Vụ cá chết hàng loạt trên sông Cái Vừng vào tháng 2/2016 gây ảnh hưởng đến các hộ nuôi cá

Sau khi xảy ra vụ việc, UBND tỉnh Đồng Tháp đã sử dụng nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2016 với số tiền trên 900 triệu đồng để hỗ trợ cho hộ dân có lồng, bè bị thiệt hại do cá chết.

Báo Đồng Tháp, 25/08/2016
Đăng ngày 26/08/2016
Khánh Phan
Nuôi trồng

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 19:36 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 19:36 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:36 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 19:36 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:36 16/04/2024