Đưa cá rô phi thành một ngành hàng XK, phải giải được 3 bài toán

So với Trung Quốc, nước XK cá rô phi lớn nhất thế giới, Việt Nam nói chung, kể cả miền Bắc có lợi thế tự nhiên và tiềm năng vượt trội.

Ông Lựu
TS Lê Thanh Lựu

Tuy nhiên để đưa đối tượng nuôi này thành một ngành hàng XK lớn, cần phải giải nhiều bài toán.

Trao đổi với NNVN, TS Lê Thanh Lựu, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I cho rằng, tiềm năng, lợi thế để đưa rô phi thành ngành hàng lớn của thủy sản là không phải bàn cãi.

Dẫu vậy, ông Lựu khẳng định cá rô phi hiện nay mới chỉ quẩn quanh ở thị trường nội địa. 

  Giá thành quá cao

Thị trường XK cá rô phi của thế giới hiện rất mênh mông, nhất là Mỹ. Thời gian qua, một số DN cũng đã XK rô phi, nhưng thực tế sản lượng XK không đáng kể, bởi với giá thành SX tới trên 30 nghìn đồng/kg như hiện tại, rô phi của Việt Nam không thể nào cạnh tranh được với các nước, nhất là Trung Quốc.

Hệ số thức ăn nuôi rô phi rất lớn, từ 1,5 – 1,7kg thức ăn/kg cá thành phẩm. Giá thức ăn từ 16-17 nghìn đồng/kg, thậm chí có lúc lên tới 20-22 nghìn đồng/kg.

Như vậy, để có 1kg cá nguyên liệu, riêng chi phí thức ăn đã lên tới trên 30 nghìn đồng. Nếu cộng với tiền giống, tỉ lệ hao hụt, vật tư, phòng trừ bệnh, xử lí môi trường… thì giá thành đội lên tới 35 nghìn đồng/kg (tương đương 1,5-1,7 USD).


Rô phi có tiềm năng XK lớn nếu có giải pháp đồng bộ

Trong khi đó, để có 1kg cá rô phi phi lê cần 3kg cá nguyên liệu.Tức là phải tốn từ 4,5-4,7 USD chi phí thức ăn. Nếu cộng cả chi phí chế biến, cấp đông, vận chuyển…, chúng ta chỉ có thể có lãi nếu đạt được giá XK trên 6 USD/kg phi lê. Trong khi  thị trường cá rô phi phi lê thế giới hiện  chỉ xoay quanh 4-5 USD/kg.

Tại Trung Quốc, giá rô phi nguyên con hiện nay  họ XK chỉ  trên dưới 1 USD/con (cỡ 1kg/con), rẻ bằng nửa chúng ta. Điều này cho thấy về sự cạnh tranh, nếu chúng ta vẫn SX như hiện tại, sẽ không thể nào XK được.

Việc giá thành SX rô phi của chúng ta còn quá cao chủ yếu do giá thức ăn quá đắt, và không chủ động được nguồn giống. Hiện nay, giá thức ăn cho rô phi tới tận ao của Trung Quốc quy ra bằng 2/3 Việt Nam.

Thức ăn chăn nuôi nói chung, trong đó có thức ăn cho cá của Việt Nam hiện nay thuộc vào loại đắt nhất thế giới. Thức ăn cho cá rô phi chẳng có gì đặc biệt, chủ yếu chỉ có đậu tương, ngô, một ít bột xương bột cá…, các NM thức ăn chăn nuôi trong nước đều có thể SX tốt, nhưng họ ăn lãi quá khủng khiếp.

Một phần nữa do nguyên liệu chúng ta  phải  NK tới 60-70%. Tại Trung Quốc, các NM thức ăn cho thủy sản là của người Trung Quốc, chính phủ của họ có thể can thiệp để hạ giá thức ăn xuống, trong khi đó, đa số các NM lớn của Việt Nam lại là của các Cty nước ngoài, chúng ta không thể nào có cơ chế để kiểm soát giá.

Đối với vấn đề con giống, ở phía Bắc gần như 100% con giống  phải NK từ Trung Quốc. Các nhà SX giống của Trung Quốc họ chủ động nắm đằng cán, thích bán hay không, bán lúc nào, giá bao nhiêu là việc của họ.

Xét về dài hạn, một ngành hàng thủy sản có giá trị XK từ 200-300 triệu USD đã phải chủ động con giống, vì thế không thể nào xây dựng được ngành hàng cá rô phi XK nếu không làm được giống. 

  Muốn XK, phải tổ chức lại SX

Vậy chúng ta có thể XK được rô phi hay không? Hoàn toàn có thể, nhưng chỉ khi thay đổi được ba nhóm giải pháp lớn, bao gồm giống, thức ăn và tổ chức SX.

Về giống, trước đây chúng ta cũng đã bắt đầu manh nha SX được giống rô phi, nhưng sau đó thì bỏ bê do không có chính sách cụ thể.

Miền Bắc chúng ta có bất lợi giống Trung Quốc là có mùa đông, Trung Quốc cũng chỉ nuôi rô phi được tầm 7-8 tháng/năm, nhưng để duy trì và có giống tốt cho vụ mới, họ đầu tư các lò sưởi để giữ và duy trì qua đông. Nếu chúng ta làm được như vậy, có cá giống lớn cỡ 100g/con qua đông thì hoàn toàn có thể nuôi 2 vụ/năm, thả 4 tháng đạt 7 lạng/con là bình thường.

Đối với vấn đề thức ăn, rõ ràng muốn XK được rô phi thì phải hạ giá xuống. Dĩ nhiên, chúng ta không thể bằng mệnh lệnh hành chính bắt các Cty thức ăn nước ngoài hạ giá được, mà phải đưa được Cty sản xuất thức ăn của Việt Nam vào trong một chuỗi tổ chức SX khép kín.

Có 3 thành phần sẽ phải ràng buộc lẫn nhau trong chuỗi, bao gồm các HTX nuôi, Cty SX thức ăn và NM chế biến. Ba thành phần này sẽ phải liên kết có tính ràng buộc pháp lý với nhau về tài chính, bằng cách có cổ phần lẫn nhau.

Lúc ấy, các “ông lớn” về SX thức ăn của nước ngoài cũng không thể nào dùng chiêu bài chuyển giá, phá giá để tiêu diệt Cty thức ăn được nữa, bởi HTX nuôi cá đã buộc phải mua cám của họ.

Trong chuỗi ấy, nhà nước, mà đại diện là ngân hàng chính là tổ chức phải “bơm vốn” cho chuỗi đó hoạt động trong giai đoạn ban đầu.

Hiện nay, chỉ cần có khoảng 10 nghìn tấn cá rô phi/năm là đã có thể làm được một NM chế biến phi lê. Nếu nuôi thâm canh, năng suất 30 tấn/ha thì chỉ cần khoảng 300-400ha là đủ duy trì một NM rồi.

Ở ĐBSH, như Hải Dương thôi đã có trên 3.000 ha cá rô phi, các HTX thủy sản cũng đã có, hoàn toàn đủ quy mô để làm được các nhà máy chế biến. Các diện tích lúa kém hiệu quả cứ chuyển sang nuôi cá cũng được, nhưng điều kiện là phải xây dựng được tổ chức SX như đã nói, để hạ giá thành xuống mới nuôi được.

Ở Na Uy trước đây cũng vậy, ban đầu họ cũng chỉ có những DN nhỏ, mỗi NM công suất chỉ 5-10 tấn cá hồi. Nhưng bây giờ sau 40 năm, họ chỉ còn lại khoảng 20 NM, nhưng SX tới 1 triệu tấn cá hồi. Chúng ta muốn làm được cá rô phi cũng thế thôi, phải xây dựng các chuỗi SX nhỏ ban đầu. Sau này khi DN nào đó làm ăn khấm khá hơn, họ sẽ mua lại các DN yếu, rồi hình thành các tập đoàn, ngành hàng lớn.

"Nghiên cứu giống rô phi không phải quá khó và không phải chúng ta không làm được. Tôi khẳng định nếu chú trọng làm giống ngay từ bây giờ, thì 5-7 năm nữa thôi, chúng ta sẽ chủ động được 100% về giống" - TS Lê Thanh Lựu.

Nông Nghiệp Việt Nam, 31/08/2016
Đăng ngày 01/09/2016
Lê Bền
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 22:37 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 22:37 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 22:37 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 22:37 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 22:37 24/04/2024