Đừng xem nhẹ việc tạo sự thích nghi cho tôm giống trước khi thả nuôi

Bài viết này sẽ đưa ra một số biện pháp giúp tôm Post thích nghi trước khi đưa vào môi trường nuôi thương phẩm để đạt được hiệu quả nuôi cao nhất.

tạo thích cho tôm giống
Tạo sự thích nghi của tôm giống trước khi thả vào ao nuôi, raceways hoặc bể ương là một bước quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Ảnh: Darryl Jory.

Một bước quan trọng đã có từ 30 năm trước

Quá trình nuôi là một quy trình tuần tự gồm nhiều bước quan trọng, từ chọn mua tôm Postlarvae (PL) trừ các trại giống đến chăm sóc tôm đạt kích thước thương mại trong các bể, ao, hồ hoặc các hệ thống nuôi tôm nước chảy (raceway) với sự giám sát và kiểm tra liên tục.

Ngoài ra, có những bước thực hiện trong thời gian rất ngắn, tưởng  chừng không quan trọng nhưng lại có ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của cả quá trình nuôi. Một trong số đó là bước chuẩn bị trước sự thích nghi cho Postlarvae với điều kiện môi trường trong hệ thống nuôi thương phẩm, vốn rất khác so với điều kiện trong các trại ươm giống.

Sự thay đổi đột ngột môi trường có thể gây ra những tác động xấu tới tôm nuôi, có thể không gây chết tôm nhưng vẫn có thể làm chậm tốc độ sinh trưởng của tôm từ đó ảnh hưởng tới năng suất và lợi nhuận của người nuôi tôm.

Điều kiện sống của tôm từ giai đoạn trứng đến PL trong các trại giống là rất an toàn với các yếu tố về nhiệt độ, độ mặn có thể kiểm soát được và nguồn thức ăn luôn có sẵn. Tuy nhiên ở các hệ thống nuôi thương phẩm, cá yếu tố môi trường như điều kiện về nguồn nước, nhiệt độ, độ mặn có thể thay đổi liên tục bất kể ngày đêm và không thể lường trước có thể gây ra những tổn hại đến PL khi chúng chưa có được chuẩn bị trước sự thích nghi.

Đánh giá sức “chịu đựng” của PL

Có sự khác nhau đáng kể về sức sống của PL trong các trại giống tôm. Thực tế cho thấy những con tôm giống khỏe thích nghi nhanh hơn các con tôm giống yếu. Vì vậy các chuyên gia đã chỉ ra rằng lịch trình thích nghi phải được thiết kế phù hợp từng điều kiện của PL. Để đưa ra một lịch trình tạo sự thích nghi thích hợp cho từng loại PL, các xét nghiệm và kiểm tra khác nhau được đưa ra. Các xét nghiệm và kiểm tra này thường sử dụng với mẫu từ 100-200 con tôm giống trải qua sự thay đổi về các yếu tố môi trường như nhiệt độ, thẩm thấu, hoặc những thay đổi về hóa học trong thời gian 1-4 giờ, và sau đó thống kê lượng tôm sống sót.

Một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay là “Stress test” - (Proceedings of the Special Session on Shrimp Farming. World Aquaculture Society, Baton Rouge, LA. U.S.A. 1992). Theo đó, mẫu PL được đặt trong một thùng chứa hoặc bể chứa với nhiệt độ được điều chỉnh xuống 10 độ C và độ mặn ở mức 20 ‰ trong 4 giờ. (Nếu thí nghiệm không đủ 4 giờ sẽ không tính toán chính xác được tỷ lệ chết của PL). Một cách khác trong thí nghiệm trên của Clifford là sử dụng Phooc-môn có nồng độ từ 100-150 ppm

Với thí nghiệm trên, nếu tỷ lệ tôm sống đạt từ 80-100% cho thấy PL có chất lượng cao, tỷ lệ sống 60-79% là chấp nhận được, và tỷ lệ dưới 60% thì chứng tỏ chất lượng PL rất thấp, cần loại bỏ không sử dụng hoặc cần phải giữ lại trại giống để cải thiện them về sức sống cho tôm.

Một phương pháp khác để đánh giá chất lượng của tôm giống được đưa bởi Brock và Main (The Oceanic Institute. Honolulu, HI. UNIHI-SEAGRANT-CR-95-01. 241 p. 1994). Theo đó, lấy ngẫu nhiên mẫu 100 con tôm giống PL thả vào một thùng chứa 10 – 15 lít nước ở 22 độ C và độ mặn 5‰ hoặc tại nhiệt độ phòng của trại giống với độ mặn 0-1 ‰. Quá trình thí nghiệm diễn ra trong 1 giờ, sau đó thống kê tỷ lệ sống của PL. Nếu tỷ lệ sống đạt trên 80% hoặc cao hơn là đạt yêu cầu.

tạo thích nghi tôm giống
Giúp tôm giống thích nghi trước khi thả. Trạm thích nghi (ảnh trái), bể giúp tăng sự thích nghi và đếm tôm giống (ảnh phải). Ảnh: Darryl Jory.

Môi trường và trang thiết bị giúp tôm giống thích nghi

Chuẩn bị môi trường và thiết bị giúp PL thích nghi là một bước vô cùng quan trọng. Nhiều chuyên gia đã nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra một số đề xuất được đề cập sau đây.

Môi trường thích nghi - bao gồm tất cả thùng chứa, ao, hồ và các thiết bị khác (lưới, xô, ống, xi phông…), phải được rửa thật sạch và khử trùng với clo hoặc các chất khử trùng khác và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời nếu có điều kiện.

Cần chuẩn bị thiết bị đúng chức năng và được hiệu chỉnh chính xác để giám sát các thông số (nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan) trước khi ấu trùng được thả vào môi trường thích nghi. Cần chuẩn bị cả các thiết bị dự phòng, đặc biệt đối với các thiết bị quan trọng như máy sục khí (và nguồn năng lượng cho thiết bị) và máy đo khúc xạ. Tất cả phải sẵn sàng trước khi tôm giống được mang đến. Hơn nữa cần đảm bảo đầy đủ nguồn thức ăn và các chất ức chế amoniac, than hoạt tính, các vật đệm…

Các yêu cầu thích nghi chung

Các yêu cầu thích nghi chung đã được phổ biến trong nhiều năm qua, bao gồm:

- Thay đổi độ mặn không vượt quá 3‰ mỗi giờ;

- Mật độ PL khoảng 260 – 1300 con/ 1 lít nước;

- Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (hơn mức 3-4oC);

- Duy trì nồng độ oxy hòa tan trong mức 6-7 ppm.

Một số công trình nghiên cứu công bố gần đây đã đưa ra mô tả các bước giúp tôm giống PL thích nghi, và hầu hết những người nuôi tôm đã phát triển và thực hiện theo cách riêng của họ phù hợp với từng điều kiện về nguồn lực và cách thức quản lý của họ. Vì vậy việc giúp tôm giống thích nghi có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ, tại một số trang trại có sự khác biệt về nhiệt độ và độ mặn giữa môi trường thả nuôi và môi trường chứa PL được vận chuyển đến ở mức tối thiểu (>3-4 ‰; 1-2oC), việc giúp tôm thích nghi rất đơn giản, chỉ cẩn đặt các túi nilon chứa tôm giống xuống ao nuôi từ 30-60 phút (sau khi tạo các lỗ nhỏ trên túi) và sau đó mới thả tôm giống xuống ao nuôi.

Với số lượng lớn tôm giống, việc tạo sự thích nghi cho tôm giống cũng có thể bắt đầu ngay khi vận chuyển từ trại giống đến nơi nuôi thương phẩm trong các thùng chứa lớn, bằng cách thêm nước từ từ với những thông số (nhiệt độ, độ mặn, độ pH…) gần tương tự với ao nuôi. Nhưng nhìn chung, hiện nay hầu hết các trang trại nuôi tôm đều có trang bị trạm thích nghi chuyên dụng hoặc trạm thiết lập nhiệt độ ngay cạnh ao nuôi thương phẩm, thậm chí trang bị cả hai trạm trên cùng với hệ thống nuôi dưỡng mới hơn.

ươm tôm giống
Hệ thống nuôi hiện đại có các bể thích nghi (bên trái) và hệ thống khu ươm dưỡng tôm giống (bên phải) trước khi đưa vào nuôi vỗ. Ảnh: Darryl Jory

Quá trình thích nghi cơ bản bao gồm việc giữ cho PL trong bể chứa một khoảng thời gian và từ từ thêm nước từ ao nuôi để cần bằng các thông số khác nhau (nhiệt độ, độ mặn, độ pH). Cần đặc biệt chú ý hạn chế tất cả các nguồn gây ra những tác động xấu bất thường. Nồng độ oxy hòa tan trong nước cần được duy trì gần mức bão hòa và PL phải được cho ăn đầy đủ và luôn theo dõi chặt chẽ.

Nhuyễn thể Artemia sống và đông lạnh, lòng đỏ trứng được luộc chín và một số thực phẩm khác được sử dụng là thức ăn cho quá trình chuẩn bị thích nghi cho PL. Tuy nhiên việc sử dụng Artemia không được khuyến khích vì có thể kích thích hành vi ăn thịt lẫn nhau của PL. Mật độ PL khi vận chuyển cũng phải được tính toán phù hợp với đội tuổi của tôm và thời gian vận chuyển, thông thường giao động trong khoảng 1.500-3.000 con/ lít đối với tôm giống nhỏ (PL15) và trong thời gian vận chuyển trên 12 giờ.

Giảm nhiệt độ vận chuyển xuống khoảng 18-22 độ C và bổ sung các hợp chất khác nhau vào thùng chứa (bao gồm thuốc tạo ammoniac, bộ đệm, than hoạt tính…) sẽ giúp giảm lượng PL chết trong quá trình vận chuyển kéo dài. Mật độ PL trong quá trình tạo thích nghi không nên vượt quá 300-500 con/lít, tùy thuộc vào kích thước vả thời gian thích nghi.

Độ mặn là thông số quan trọng nhất cần phải được điều trình tạo thích nghi cho PL. Các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị điều chỉnh độ mặn khác nhau trong quá trình tạo thích nghi cho PL. Ví dụ: thay đổi không quá 3‰ mỗi giờ. Họ cũng đã công bố thành công trong việc sử dụng một lịch trình thích nghi độ mặn của PL, trung bình 18-20 giờ tại một số trang trại nuôi tôm thương phẩm ở nhiều nước Nam Mỹ. Theo đó trong ao nuôi thương phẩm, độ mặn mùa mưa dao động ở mức 0-2‰ và 6-10‰ trong mùa khô.

Lịch trình này bao gồm: 20 phút (35-15 ‰), 30 phút (15-10 ‰), 60 phút (10-4 ‰), và 120 phút (4-0 ‰). Lịch trình này được khuyến khích sử dụng là cơ sở để phát triển quy trình nội bộ riêng phù hợp với các điều kiện thực tế như: chất lượng, độ tuổi của PL.

kiểm tra tôm

Những thay đổi sinh lý của tôm PL trong quá trình thích nghi

Môi trường nước trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản như ao, kênh và đặc biệt là các bể nuôi ngoài trời luôn thay đổi không ngừng. Những thay đổi đột ngột sẽ khiến cho tôm giống không kịp thích nghi để tồn tại hoặc sinh trưởng bình thường.

Các dấu hiệu Stress trên tôm thường thể hiện ở mức độ hành vi và mô học. Các điều kiện môi trường như lượng oxy hòa tan, độ mặn là hai thông số chính ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý và trao đổi chất của PL trong quá trình thích nghi. Nhiều thay đổi sinh lý xảy ra trong suốt quá trình thích nghi của PL trước khi được thả và các hệ thống nuôi thương phẩm, và các nhà quản lý cần phải nhận thức được đâu là sự thay đổi quan trọng nhất, sự liên quan giữa những thay đổi và ý nghĩa của chúng.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp là một nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng chịu đựng của PL trước những thay đổi của điều kiện môi trường. Ví dụ, PL được cho ăn với lượng cao HUFAs (axít béo không bão hòa) nói chung có sức chịu đựng tốt hơn với sự thay đổi về độ mặn trong quá trình thích nghi và chuyển sang hệ thống nuôi thương phẩm. Và lượng oxy hấp thụ cũng có thể thay đổi để đáp ứng sự thay đổi về độ mặn.

vân chuyển tôm giống
Chuẩn bị vận chuyển tôm giống đến ao nuôi. Ảnh: Darryl Jory

Triển vọng tương lai

Việc chuẩn bị sự thích nghi cho tôm giống PL trước khi thả vào hệ thống nuôi thương phẩm (ao, Raceways, bể…) là rất quan trọng, nhưng thường bị xem nhẹ, đôi khi chỉ được coi là bước nhỏ trong cả quá trình nuôi tôm. Điều quan trọng nhất cần phải xem xét kỹ lưỡng trong quá trình thích nghi là các thông số phải được thay đổi từ từ để PL có khả năng điều chỉnh thích nghi từ từ. Nhìn chung, với nhiều thông số, tốc độ thay đổi quan trọng hơn so với độ lớn của sự thay đổi (trong giới hạn có thể).  Sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau cũng cần được xem xét đến, bởi chỉ cần sự thay đổi của một thông số bất kỳ (độ mặn, nhiệt độ) cũng có thể kéo theo sự thay đổi về các thông số khác (oxy hòa tan, ammoniac).

Việc hạn chế tối đa Stress cần phải được ưu tiên hàng đầu trong suốt quá trình thu hoạch PL tại các trại giống, quá trình vận chuyển đến ao nuôi, và trong suốt quá trình thích nghi và thả giống. Bởi vì khi tôm giống bị Stress khi được thả xuống ao, nhiều điều kiện bất lợi của môi trường khiến khả năng sống sót bị ảnh hưởng, hoặc nếu sống sót có thể mang khuyết tật, sinh trưởng chậm gây giảm sản lượng và lợi nhuận.

Darryl E. Jory, Ph.D. (Editor Emeritus, Global Aquaculture Alliance)
Đăng ngày 21/12/2016
Hồng Cẩm
Kỹ thuật

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 15:40 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 15:40 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 15:40 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 15:40 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 15:40 25/04/2024