Góp nhặt chuyện cá ông

“Trà dư tửu hậu” với ngư dân có lắm chuyện hay, nhất là chuyện cá ông cứu người. Xưa nay chuyện này nghe như cổ tích, tưởng như bà con xứ biển bịa chuyện. Thế nhưng, một người quen của tôi lại quả quyết đó là chuyện thật trăm phần trăm. Và anh hứa sẽ giúp tôi đi gặp những người được cá ông cứu sống ngoài khơi, “giờ vẫn còn sống sờ sờ ra đó!”.

cá ông
Mộ cá voi hơn 10m ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn.

1. Tôi theo ngư dân Mai Văn Hải ở đảo Lý Sơn đi gặp những ngư dân từng được cá ông cứu mạng. Hải bảo mình dưới 30 tuổi, có hơn 10 năm ngang dọc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với nghề lặn. Anh nói: “Cá ông trên biển thì gặp hoài. Ổng hiền lắm, không có quậy phá ai hết”. Đưa tôi đến nhà anh Nguyễn Thiện (40 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi), Hải giới thiệu đây là một trong 12 ngư dân được cá ông cứu sống trong trận bão biển năm 2009. Hỏi có đúng không, Thiện gục đầu nói “đúng y luôn”. Chỉ vào bé gái Nguyễn Thiên Thư (6 tuổi), Thiện nói đó là con gái mình. Khi gặp nạn, bé Thiên Thư còn trong bụng mẹ. Đó là ngày kinh hoàng mùng 8.9.2009, chiếc tàu QNg-98.380 đang đánh bắt thì được báo biển động. Thiện cho tàu chạy vào quần đảo Hoàng Sa nấp nhưng phía Trung Quốc không cho nên “mở hết ga” chạy về đảo Lý Sơn. Khi cách đảo hơn 7 hải lý thì biển động mạnh, con tàu bị sóng xô dạt ra gần 4 hải lý nữa, sóng đánh sập ca bin. Tàu tiếp tục bị trôi ra khơi thêm cả trăm hải lý. Sáng hôm sau sóng biển vẫn tiếp tục hung dữ, từng đợt bổ vào, con tàu đầy nước. “Sóng đánh liên hồi, con tàu thì như lá tre, tung lên rồi chìm xuống theo từng ngọn sóng. Không hiểu sao tàu vẫn không chìm…”. Thiện nhớ lại, lúc ấy cứ mỗi khi sóng bổ vào là ở phía trước mũi tàu cũng có một ngọn sóng hàng chục mét phun trào lên ngăn trước ngọn sóng. Tàu ngập nước nhưng vẫn không chìm mà cứ nổi bồng bềnh, chống chọi suốt 48 giờ đồng hồ. Đến sáng 10.9, khi biển bình yên trở lại, 12 anh em trên tàu mới thấy một “ông cá” màu đen mốc từ dưới thân tàu gạt nước bơi ra, phun một cột sóng lên trời như tỏ lời tạm biệt rồi bơi đi. “Con tàu tui dài 15m, rộng 4,2m nhưng so với thân hình của cá ông thì còn nhỏ hơn. Lúc này anh em mới biết từng ngọn nước phun lên ngăn những đợt sóng là của ai; vì sao tàu nghiêng ngả mấy bận nhưng không chìm…” - Thiện kể lại, mắt nhìn xa thẳm về phía biển. “Anh em lúc ấy có người đã quỳ xuống vái về phía ông cá, lạy để cảm ơn cứu mạng”. Ngày 11.9, khi Thiện và anh em về đảo lúc khoảng 2 giờ sáng, bà con mới tin là họ đã thoát chết. Sáng hôm sau, Thiện cùng anh em trên tàu sắm lễ vật đi bái lạy 24 dinh, lăng, miếu trên đảo…

Sống cả đời với biển và sắp đến ngày về với tổ tiên, nhưng ông Nguyễn Sướng (hơn 90 tuổi, ở thôn An Đông, xã An Vĩnh) và hai anh em không quên chuyện mình thời trung niên được cá ông cứu mạng trong dông tố. Hồi đó là sau giải phóng, ông Sướng cùng 2 ngư dân khác chèo thúng đi câu mực. Hôm ấy biển bỗng nhiên nổi sóng ầm ầm, chiếc thúng câu mực bị lật úp. “Ba anh em tui lấy dây neo cột tay với nhau để chống chọi với sóng, thà chết chung, nhưng miệng thì thầm cầu “ông” đến giúp. Trong lúc hiểm nguy thì một ông cá to bơi đến. Ba anh em cùng nhau bám chặt trên lưng ông và được đưa vào vùng nước cạn. Khi lên bờ rồi và mãi đến bây giờ, tui vẫn như nằm mơ. Chuyện đó tưởng như chỉ có trong cổ tích, nhưng nó lại xảy ra trong đời tui”. Ông già Sướng kể chuyện, nói về cá ông với lời thành kính vô ngần. Trong sâu thẳm ông già xứ biển này, chuyện tin vào “ông Nam Hải” với người xứ đảo là có thật. Biển bao la, trời nước khôn cùng, đã có biết bao người được “ngài” cứu sống trở về với gia đình, người thân, trong đó có cả ông nữa.

2. Ngư dân miền Trung vẫn giữ niềm tin về cá ông với nét văn hóa tâm linh đặc sắc. “Không tin không được cháu à! Có nhiều chuyện xảy ra không thể nào lý giải được” - ông Lê Ơi (vạn trưởng thôn Thạch Bi, xã Phổ Thạch, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) nói vậy. Ông Ơi cho biết làng chài quê mình từng “đón” ông cá dạt vào bờ theo một cách rất kỳ lạ. Đó là vào dịp Tết Nguyên đán 2015, có một người từ vùng biển Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) tìm đến làng chài Thạch Bi để gặp ông Lê Ơi và bảo: chuẩn bị lễ vật đón “ông Nam Hải” sắp vào. Hỏi vì sao như vậy, người đàn ông nọ nói, nằm mơ thấy báo mộng nên tìm ra đây báo tin. Ông Ơi nửa tin nửa ngờ, nhưng sáng hôm sau hay tin, một con cá voi dài 3m, lưng màu xanh đen, bụng màu trắng lụy vào bờ biển Sa Huỳnh. Ông Lê Ơi nói: “Khi phát hiện cá ông lụy vào, cả làng chài tìm cách để đưa “ông” ra khơi nhưng “ông” không chịu, lại cứ lụy vào nên dân làng xúm lại khiêng lên bờ. Lúc lên bờ “ông” chưa chết hẳn. Điều kỳ lạ là cả làng ai nói “ông” cũng không làm theo, nhưng người ở Đại Lãnh kia nói há miệng, mở mắt thì “ông” đều làm để dân đổ nước dừa vào miệng. Người dân trong vùng bảo, Sa Huỳnh là nơi ông Nam Hải muốn về tu”.

Xác cá voi được thuyền trưởng Trương Đình Kỳ lai dắt vào tháng 4.2013. Ảnh: Văn Mịnh

Đi qua nhiều làng chài ven biển, tôi được nghe nhiều chuyện tâm linh về ngài Nam Hải. Ông Huỳnh Văn Phục (47 tuổi, ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) kể rằng, có một bận ông đi câu mực ở Trường Sa. Suốt gần một tháng cả tàu câu không được bao nhiêu. Một buổi chiều, tàu đang thả thúng câu thì phát hiện một cây cổ thụ đang dật dờ trôi trên biển. Ai nấy định bụng kéo cây này về bán, để bù cho chuyến biển thất bát. Ai ngờ khi đến gần thì phát hiện đó là ông cá voi đã chết, lớn gấp hai chiếc tàu câu mực, thịt đã phân hủy. Xung quanh cá voi là bầy cá he xúm xít như hộ tống. “Đêm đó, tất cả thúng câu mực đều không câu được một con. Mười mấy cái thúng đều bị bầy cá he bơi thẳng đến “quậy phá”. Thấy sợ, anh em mới thắp nhang cúng vái rồi rút về tàu. Ở đây người dân quan niệm cá he cùng với cá đao cờ là tướng hộ vệ của ông Nam Hải, thấy tàu câu mực cản đường vô lễ nên “tướng he” mới đến “dạy dỗ” một phen” - ông Phục kể.

Hôm ở đảo Lý Sơn, tôi được ông Phạm Văn Dưỡng (82 tuổi, chủ tế lăng bà Thủy Long) trên đảo dắt ra xem một ngôi mộ dài trên 10m ở thôn Tây, xã An Hải rồi kể, đây là mộ của ông Nam Hải được an táng giữa tháng 4.2013. Lúc đó, tàu cá của ông Trương Đình Kỳ khi đánh bắt ở biển Trường Sa thì phát hiện cá voi nặng trên 5 tấn, dài hơn 10m trôi dạt trên biển. Cho đó là điều hên, ông Kỳ liền bỏ phiên biển và lai dắt cá voi vào bờ để mai táng. Từ nơi phát hiện xác cá voi về đảo Lý Sơn 170 hải lý, xác cá bắt đầu phân hủy, nhưng cả tàu ai cũng quyết tâm đưa bằng được vào bờ. Theo tục lệ của người dân đảo, ai thấy ngài Nam Hải đầu tiên thì người đó phải để tang 24 tháng. Sau khi an táng, các lễ tục cho người chết thế nào thì cũng thực hiện với cá voi như thế, vẫn làm tuần 7 ngày, 21 ngày, 49 ngày, 100 ngày… “Từ lâu đời, dân đảo chúng tôi xem ngài là vị thần bảo vệ tính mạng, sự bình yên cho những chuyến ra khơi, nên lễ an táng làm rất nghiêm túc” - ông Dưỡng nói, tay cầm nén nhang đưa lên khấn vái. Gió từ biển thổi vào, đưa làn khói bay là là phủ quanh mặt lão ngư đang thành tâm cầu khấn cho dân chài được an lành…

Báo Quảng Nam, 04/09/2016
Đăng ngày 05/09/2016
Ghi chép của PHẠM ANH
Khoa học

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:25 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:25 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:25 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:25 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:25 25/04/2024