Hết thời nuôi cá sấu thu nhập khủng

Hiện giá cá sấu thương phẩm bán tại trại chỉ được từ 70-72 ngàn đồng/kg. Thương lái cũng chỉ chọn mua loại cá sấu có trọng lượng từ 12 – 15 kg/con. Cá sấu có trọng lượng càng lớn càng bị ép giá và rất khó bán. Người nuôi cá sấu đang rơi vào cảnh thua lỗ nặng.

trai nuoi ca sau
Người nuôi cá sấu lao đao vì giá mặt hàng này liên tục lao dốc. Trong ảnh: Một trại nuôi cá sấu ở xã Phú Ngọc, huyện Định Quán.

Khoảng 2 năm trước, nuôi cá sấu đạt thu nhập khủng vì thương lái vào tận trại trả giá sàn lên đến 220 ngàn đồng/kg. Theo đó, trong một thời gian ngắn phong trào nuôi cá sấu rộ lên. Nhưng do thị trường tiêu thụ của loài vật nuôi này phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc nên hiện rơi vào cảnh bị ép giá.

* Giá cá sấu chạm đáy

Nhìn vào sự biến động của giá cá sấu từ mức đỉnh vào năm 2014 đến nay, mặt hàng này không ngừng tụt dốc không phanh và hiện chưa có điểm dừng. Ông Nguyễn Hùng, người nuôi cá sấu tại xã Phú Ngọc (huyện Định Quán), cho biết: “Khoảng 2 tháng trước, trại xuất 200 con cá sấu với giá 75 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, chưa tính công nuôi tôi lỗ hơn 100 triệu đồng, chỉ mới tính tiền con giống và thức ăn. Giờ giá cá lại tiếp tục giảm thêm 5 ngàn đồng/kg và chưa có điểm dừng thì sự thua lỗ của người nuôi cũng càng lớn”. Thời cá sấu cao giá, cá lớn, cá nhỏ đều được thương lái thu mua đồng giá, nhưng hiện nay trọng lượng cá càng lớn giá càng giảm và khó bán nên đến kỳ là chủ trại buộc phải xuất chứ khó mà neo lại như trước.

Cùng nỗi lo lắng trên, bà Phạm Thị Bích Sen, người nuôi cá sấu tại xã Gia Canh (huyện Định Quán), cho rằng thị trường cá sấu đang xảy ra tình trạng bị ép giá. Bà Sen so sánh: “Trước đây, cá nuôi đến trên 30kg/con vẫn bán được với giá như cá nhỏ nhưng giờ loại cá lớn này bị liệt vào cá loại 3, bán rẻ hơn cả 10 giá. Dù sản lượng bao nhiêu thương lái đều thu mua nhưng ngày càng kén cá chọn canh, cá bị phân ra nhiều loại và nhiều mức giá chứ không còn mua sa cạ như trước. Có trại nằm trong vùng sâu, vùng xa buộc phải bán với giá 65 ngàn đồng/kg. Mức giá hoàn toàn do thương lái quyết định”.

* Nuôi cầm chừng

Bà Nguyễn Thị Thủy, chủ vựa cung cấp cá sấu giống và thu mua cá thương phẩm tại huyện Định Quán, nhận xét: “Toàn bộ lượng cá sấu chúng tôi mua gom đều xuất đi Trung Quốc. Giờ thị trường này chỉ chuộng mua loại cá nhỏ dưới 15 kg/con nên thương lái tại địa phương cũng phải theo chuẩn này. Sản lượng xuất đi bao nhiêu họ cũng mua nhưng giá vẫn theo đà giảm và chính bản thân thương lái chúng tôi cũng rất khó dự đoán được biến động giá cả của mặt hàng này vì thương lái Trung Quốc mới là người đóng vai trò quyết định”.

Giá cá thương phẩm liên tục giảm trong thời gian dài khiến nhiều người nuôi bỏ trại, một số trại lớn cũng giảm đàn, nuôi cầm chừng chờ qua giai đoạn khó khăn. Theo đó, giá cá sấu giống cũng đang dần hạ nhiệt, từ mức 500-550 ngàn đồng/con vào năm 2015 thì hiện chỉ còn 420-460 ngàn đồng/con. Bà Thủy cho biết thêm dù giá cá giống giảm nhưng nhu cầu mua giống tái đàn của người nuôi hiện rất thấp, giảm khoảng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với mục tiêu mở rộng cơ hội thị trường cho mặt hàng cá sấu, một số trang trại, cơ sở nuôi hiện đang có dịch vụ cung cấp sỉ và lẻ thịt cá sấu tươi hoặc chế biến thành khô cá sấu cung cấp cho thị trường nội địa. Ông Huỳnh Văn Tấn, chủ trại cá sấu La Ngà (huyện Định Quán), cho biết: “Hiện trại đang nỗ lực tìm bạn hàng để đưa sản phẩm thịt cá sấu tươi giới thiệu đến người tiêu dùng tại địa phương và các tỉnh, thành lân cận. Tuy nhiên, đầu ra còn khá hạn chế nên trại buộc phải thu hẹp quy mô nuôi so với trước, chờ thị trường mặt hàng này khởi sắc hơn”. Ông Tấn phân tích thêm nguyên nhân giá cá sấu giảm mạnh còn do bị ảnh hưởng của thị trường thế giới. Vì vài năm trở lại đây, không chỉ Đồng Nai mà nhiều tỉnh, thành trong cả nước và nhiều nước trên thế giới đều phát triển nuôi cá sấu khiến cung vượt cầu. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường thế giới về mặt hàng này còn rất lớn. Vấn đề chính ở đây là cá sấu Việt Nam hiện chủ yếu xuất thô sang Trung Quốc, qua nhiều tầng nấc trung gian đã ảnh hưởng đến giá bán. Trong đó có nguyên nhân ngành thuộc da nội địa còn quá lạc hậu, quy định đầu tư cho ngành này còn khá khắt khe nên chưa khuyến khích đầu tư chế biến. 

Báo Đồng Nai, 28/08/2016
Đăng ngày 29/08/2016
Bình Nguyên
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 17:17 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 17:17 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:17 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 17:17 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:17 16/04/2024