Họp báo công bố nguyên nhân gây cá chết diện rộng từ ven biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế

Vào lúc 20 h, ngày 27/4/2016, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN &MT), Thứ trưởng Bộ TN &MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây cá chết diện rộng từ ven biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế. Đây là cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi xảy ra hiện tượng cá chết ở ven biển 4 tỉnh miền Trung ngày 6/4.Có khoảng 100 nhà báo tham dự cuộc họp báo này. Tham dự cuộc họp báo có lãnh đạo các Tổng cục, cục và các đơn vị của Bộ Tài nguyên và môi trường.

cuoc hop bao

Cuộc họp báo này được tổ chức sau hơn 20 ngày kể từ khi hiện tượng cá chết xuất hiện đầu tiên tại vùng nuôi lồng xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 6-4, sau đó lan rộng cá tự nhiên chết ra các vùng ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.

Trước khi diễn ra cuộc họp báo, đã diễn ra cuộc họp của Bộ TN-MT với các bộ ngành liên quan, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã đại diện Bộ TN &MT phát ngôn tại cuộc họp báo.

Theo ông Võ Tuấn Nhân: "Hiện tượng cá chết hàng loạt, trên diện rộng trong những ngày qua khiến dư luận đặc biệt quan tâm, có khả năng gây nên các yếu tố mất an ninh trật tự. Bộ TN&MT đề nghị các cơ quan báo chí cần bình tĩnh, khách quan và có trách nhiệm đồng hành cùng các cơ quan quản lý nhà nước để tìm ra nguyên nhân, biện pháp xử lý.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Trịnh Đình Dũng, Bộ TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế điều tra, đánh giá, xác định nguyên nhân cá chết để có biện pháp xử lý, sớm ổn định đời sống của nhân dân.

Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT đã thành lập nhiều đoàn công tác làm việc tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế;.

Đây là vấn đề phức tạp, đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, đòi hỏi phải có thời gian để xác định nguyên nhân. Có những trường hợp, nhiều nước phải mất nhiều năm để tìm ra nguyên nhân. Mặc dù người dân và cả xã hội hết sức quan tâm, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải sớm công bố nguyên nhân, tuy nhiên để xác định được cần thiết phải nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản, dựa trên các chứng cứ khoa học.

Hôm nay, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT, các Bộ, ngành có liên quan, Viện hàn lâm KHCN VN, các cơ quan khoa học trong và ngoài nước, GS.TS Yashuwo, Fukuyo, Đại học Tổng hợp Tokyo Nhật Bản để thảo luận về các kết quả điều tra.

Đây là cuộc họp đầu tiên giữa các nhà khoa học, các cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương. Các cơ quan, nhà khoa học đã báo cáo các kết quả nghiên cứu bước đầu, cho nhiều ý kiến xác đáng".

Nói về nguyên nhân gây cá chết, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết: Qua nghe báo cáo của các bộ TN&MT, NN&PTNT, KH&CN, ý kiến của các địa phương, các nhà khoa học, sau khi thảo luận đã loại trừ nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra, các nhà khoa học và các cơ quan quản lý thống nhất nhận định sơ bộ như sau:

1.Có 2 nhóm nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Thứ nhất, do tác động của các độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Thứ hai, do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa của nước mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ.

2.Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt.

3. Qua số liệu quan trắc và đánh giá của các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, môi trường nước biển chưa phát hiện các thông số môi trường vượt quy chuẩn quy định.

Để xác định rõ nguyên nhân cụ thể về hiện tượng cá chết hàng loạt và có các giải pháp ứng phó về lâu dài với các thảm họa tương tự, cần tổ chức nghiên cứu làm rõ 2 nhóm nguyên nhân nói trên. Bộ KH&CN sẽ chủ trì huy động và điều phối các cơ quan nghiên cứu khoa học để thực hiện các nghiên cứu nói trên. Nếu cần thiết, sẽ huy động các tổ chức khoa học quốc tế để kiểm chứng.

Trong thời gian sớm nhất, Bộ NN&PTNT sẽ cung cấp các kết quả phân tích độc tố và sẽ đưa ra khuyến cáo về việc tiếp tục hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và tiêu thụ hải sản.

Các địa phương tổ chức quan trắc chất lượng nước biển ven bờ và có khuyến cáo về các hoạt động du lịch, tắm biển trên địa bàn.

Trước đó, ngư dân ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế cũng như dư luận cả nước vô cùng hoang mang khi phát hiện hiện tượng cá chết hàng loạt dạt vào bờ. Cơ quan chức năng đã ráo riết vào cuộc.

Một trong những nguyên nhân được dư luận nghi ngờ nhiều nhất là nguồn thải từ nhà máy Formosa Hà Tĩnh (khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh). Các chuyên gia của Bộ Tài nguyên - Môi trường đã tiến hành lấy mẫu tại nhiều địa điểm, trong đó có mẫu nước bên trong cũng như bên ngoài nhà máy Formosa để tiến hành phân tích.

Trong tình hình đó, Bộ NN&PTNT cho biết, kết quả phân tích ban đầu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 và Cục Thú y cho thấy cá chết bất thường không có các biểu hiện bệnh lý, không tìm thấy tác nhân gây bệnh dịch thông thường. “Các thông số môi trường thông thường đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, nguyên nhân cá chết nhanh, bất thường trên diện rộng có thể do độc tố có độc lực mạnh như sinh học, hóa học hoặc yếu tố khác”, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết. 

Fistenet, 28/04/2016
Đăng ngày 28/04/2016
Thu Hiền
Kinh tế

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:46 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:46 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:46 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:46 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:46 25/04/2024