Huyện Đông Hải (Bạc Liêu): Phát triển vùng nuôi tôm theo hướng bền vững

Nuôi trồng thủy sản được xác định là một trong những thế mạnh kinh tế của huyện Đông Hải. Tuy nhiên, thế mạnh này vẫn chưa được phát huy bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu bền vững. Vì thế, huyện Đông Hải đã ban hành Chỉ thị số 06 về quy hoạch, đầu tư để các xã phía Đông của huyện phát triển thành vùng sản xuất tập trung nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; các xã phía Tây là vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp theo hướng bền vững.

thu hoạch tôm thẻ chân trắng
Thu hoạch tôm thâm canh - bán thâm canh ở huyện Đông Hải. Ảnh: Tú Anh

Với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản gần 38.150ha, huyện Đông Hải có nhiều thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là con tôm. Trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh chiếm 3.380ha và nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp hơn 34.640ha, cho tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên 57.400 tấn.

Ngoài nuôi tôm công nghiệp, Đông Hải có nhiều mô hình sản xuất kết hợp cùng với con tôm mang lại hiệu quả kinh tế khá cao như: nuôi tôm kết hợp với nuôi cá, nuôi cua, sò huyết… Đơn cử như mô hình nuôi tôm kết hợp với sò huyết dọc theo các tuyến kênh xáng Gành Hào - Hộ Phòng, hay tập trung nuôi nhiều ở xã An Phúc, An Trạch A và Long Điền Tây, năng suất bình quân từ 6 - 8 tấn/ha, nông dân thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng/ha. Hoặc mô hình kết hợp tôm - cua - cá cũng cho lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng/ha…

Tuy nhiên, các mô hình nuôi tôm chủ yếu tự phát, không theo quy hoạch, nên vấn đề quản lý môi trường, con giống, dịch bệnh, vật tư phục vụ cho nuôi trồng còn gặp nhiều khó khăn, kéo theo diện tích tôm nuôi thiệt hại vẫn còn cao và đưa nghề nuôi tôm vào nhóm rủi ro, thiếu bền vững. Thêm vào đó, cơ quan chức năng và người nuôi tôm chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng chống dịch bệnh; người dân nuôi xen tôm thâm canh - bán thâm canh với nuôi quảng canh cải tiến kết hợp, chưa tuân thủ nghiêm lịch thời vụ, quy trình xử lý cấp nước, thải nước, quy trình công nghệ nuôi tôm; tính cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, làm lây nhiễm bệnh toàn vùng…

Để giải quyết những bất cập, khó khăn tồn tại trong nuôi trồng thủy sản và hướng đến mục tiêu tạo ra vùng sản xuất hiệu quả, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 06 chỉ đạo các ngành, các cấp trong huyện cần tập trung thực hiện.

Đó là vận dụng thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn trong nuôi tôm; khuyến khích nông dân ra đất liên kết với các công ty, doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng để đầu tư phát triển các mô hình sản xuất, hình thành các khu sản xuất con giống tập trung chất lượng cao phục vụ nuôi trồng thủy sản. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các trung tâm nghiên cứu, đào tạo, cung cấp dịch vụ kỹ thuật thủy sản. Có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học - kỹ thuật nhằm tạo nguồn nhân lực cho ngành Thủy sản của huyện. Phát triển mô hình “liên kết 4 nhà”, khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Cùng với đó là phối hợp với các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ cho nông dân, nhất là quy trình nuôi tôm thương phẩm chất lượng cao bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất con giống sạch bệnh, ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm, quản lý tốt môi trường ao nuôi. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân; tổ chức các cuộc hội thảo theo chuyên đề về kỹ thuật nuôi tôm.

Song song đó, tiếp tục xây dựng các mô hình sản xuất trình diễn, kịp thời tổng kết, đánh giá và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, bền vững. Khuyến khích trồng rừng trên đất nuôi tôm ở những nơi có điều kiện; đa dạng hóa các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao đối với các xã phía Tây của huyện. Tập trung đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong nuôi tôm, nâng cao năng lực cán bộ kiểm dịch, quản lý kiểm soát môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm tôm nuôi…

Báo Bạc Liêu, 20/06/2016
Đăng ngày 20/06/2016
Hoàng Bảo
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 22:34 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 22:34 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 22:34 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 22:34 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 22:34 28/03/2024