Khá lên nhờ tôm thẻ chân trắng

Tại ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) ai cũng biết ông Sáu Son (Đoàn Văn Son, là thành viên của Hội Cựu chiến binh xã Tân Thành). Ông là tiên phong làm giàu từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, cho thu nhập cao.

Không chỉ đạt hiệu quả cao nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng, ông Sáu Son còn thu nhập cao từ mô hình nuôi ếch thương phẩm.

Ở cái tuổi “Tứ ngũ lục tuần” (65 tuổi), đáng lẽ ông Sáu Son đã được nghỉ ngơi cùng với con cháu, nhưng hằng ngày ông vẫn cặm cụi, quyết tâm làm kinh tế với gia đình, dù 4 người con của ông đã có cuộc sống ổn định.

Cựu chiến binh Đoàn Văn Son tham gia kháng chiến năm 1969, quê mẹ của ông ở ấp Đức An, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, thời điểm đó, ông Sáu Son đã tình nguyện tham gia chiến đấu ở chiến trường tỉnh Minh Hải (tỉnh Cà Mau).

Khi hòa bình lặp lại, đất nước được giải phóng, năm 1980 ông Sáu Son trở về và lập gia đình ở ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau. Ông Sáu bộc bạch: “Thời bao cấp làm ăn gì cũng khó khăn hết, muốn đi chà gạo, cũng phải có giấy tờ, có tem, có đơn mới đi làm được, mua được. Khi chiến tranh mới vừa giải phóng thì ráng làm, lúa hồi đó làm một công có mấy giạ lúa, vất vã, một năm có một vụ lúa, rồi đi giăng câu, giăng lưới…”.

Nhận thấy, độc canh cây lúa không cho hiệu quả kinh tế cao, ông Sáu Son quyết định tìm hướng đi, chí thú làm giàu. Năm 2010 thấy anh em, bà con ở quê nhà huyện Cái Nước làm ăn khấm khá với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, sau khi học hỏi kỹ thuật và những kinh nghiệm có được, với diện tích đất 2 ha chủ yếu là trồng lúa, ông mạnh dạn cải tạo đất, thuê xe vào ủi hầm diện tích 800 m2 (1 hầm) để nuôi tôm.

Ông Sáu Son chia sẻ: “Đầu tiên mình rải vôi, rồi bơm nước vào hầm, phải may miếng vải để lượt nước, vài bữa mình xử lý nước để diệt khuẩn, xong rồi rải men vi sinh cho có chất tảo, nếu tảo ít thì cho ăn sớm, còn tảo nhiều thì khoảng 2 đến 3 ngày thì mình cho tôm ăn”. 

Ông còn cho biết, khi nuôi tôm thẻ chân trắng thì khâu quan trọng nhất là con giống có chất lượng, giống tôm của ông được mua ở các cơ sở sản xuất tôm giống có uy tín như ở tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên… chuyển về. Khi nguồn giống tốt thì tôm khỏe mạnh, mau lớn và đạt đầu con. Đối với khâu cho ăn thì phải phân cử, có liều lượng, tôm mới thả thì khoảng 2 đến 3 ngày cho ăn, thức ăn chủ yếu bằng bột mịn, cho ăn khoảng 10 ngày thì chuyển qua thức ăn hỗn hợp.

Cũng theo ông Sáu Son, quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng mà ông thường than là “Trầy da tróc vảy” trong suốt 6 năm qua, với 2 lần thất bại đã gắn liền với sự nghiệp làm giàu của ông. Nếu so với nuôi tôm sú công nghiệp thì cho sản lượng cao hơn gấp đôi.

Ngoài ra, nếu hiểu được đặc tính và cách chọn giống thì tôm thẻ chân trắng rất dễ nuôi hơn tôm sú. Hiện nay, với mật độ 15.000 con trong ao nuôi, trong ba tháng chăm sóc, nếu trừ chi phí thuốc men và thức ăn, lợi nhận còn lại của ông trên 300 triệu đồng.

Không chỉ “ăn nên làm ra” từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, với diện tích đất còn lại, ông Sáu Son nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi cá bống tượng, ếch, rắn di tượng, mặc dù giá cả có bấp bênh, nhưng xoay vòng mỗi năm, gia đình ông vẫn còn thu nhập trên 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó, ông còn tận dụng nguồn cá rô phi trong vuông tôm để làm cá mồi cho cá bống tượng, ếch.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Chi hội phó Chi hội Cựu chiến binh ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau nhận định: “Chi hội ấp 6 có 20 thành viên cựu chiến binh, mỗi tháng hoặc hằng quý, hội đều hợp lại để những thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm về những mô hình mới, những cách làm hay, nhằm giúp nhau trên mật trận giảm nghèo. Nhờ đồng chí Sáu Son mà nhiều hộ ở ấp đã có những kinh nghiệm cần thiết để nuôi tôm thẻ chân trắng”.

Theo ông Đinh Tân Việt, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Thành, TP Cà Mau: “Từ khi vào hội đến nay, đồng chí Sáu Son luôn chấp hành tốt điều lệ quy định của hội, thể hiện bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, trong đó, thực hiện tốt các quỹ hội, thực hiện chăn nuôi, sản xuất, giúp đồng đội xóa đói giảm nghèo. Gần đây, đồng chí đã có thu nhập tốt từ nuôi tôm thẻ chân trắng, nhờ quá trình đi tập huấn, tự học hỏi qua tài liệu của hội nông dân, thủy sản cung cấp, nên đã đạt được hiệu quả kinh tế cao”.

Sau 6 năm thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, giờ đây gia đình ông Đoàn Văn Son đã có cơ ngơi ổn định, đó là những thành quả lao động không biết mệt mỏi, cần cù chịu khó. Mô hình của ông Sáu Son đã được bà con khắp nơi học hỏi, làm theo, điển hình trong ấp 6, xã Tân Thành đã có 8 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cho thu nhập ổn định. Từ năm 2011 đến nay, cựu chiến binh Đoàn Văn Son đạt nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã và 4 năm liền đạt cấp thành phố.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 03/12/2016
Nhật Minh
Kinh tế

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 18:11 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 18:11 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 18:11 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 18:11 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 18:11 23/04/2024