Kiên Giang: Nuôi tôm càng xanh vùng nước lợ đạt hiệu quả kinh tế cao

Trước điều kiện thời tiết bất lợi và ngày càng diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nông dân tỉnh Kiên Giang tìm tòi những mô hình sản xuất thích ứng, phù hợp với đồng ruộng, mang lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế gia đình. Nuôi tôm càng xanh vùng nước lợ tại huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) là một trong những mô hình sản xuất nổi trội, đạt kết quả đang được nông dân ở đây đầu tư phát triển mạnh trên đồng đất.

trúng mùa càng xanh
Nông dân Huỳnh Văn Lĩnh, ấp Bời Lời A, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) trúng mùa tôm càng xanh.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, vụ mùa tôm năm 2015, huyện Vĩnh Thuận thả nuôi tôm càng xanh trên diện tích 3.578 ha, tổng sản lượng thu hoạch hơn 2.430 tấn, năng suất bình quân 679 kg/ha. So với sản xuất luân canh vụ lúa, vụ tôm (tôm - lúa), năng suất trên dưới 400 kg/ha và nuôi quảng canh - quảng canh cải tiến khoảng 287 kg/ha thì nuôi tôm càng xanh năng suất đạt khá cao, giá bán trên thị trường không thua kém tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

Những ngày này nông dân huyện Vĩnh Thuận vào vụ thu hoạch rộ tôm càng xanh với niềm vui trúng mùa, trúng giá. Ông Huỳnh Văn Lĩnh, ấp Bời Lời A, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) cho hay: “Tôi thả nuôi tôm càng xanh trên diện tích 1,2 ha vừa thu hoạch xong, sau khi trừ các khoản chi phí sản xuất lời hơn 100 triệu đồng. So với trồng lúa lợi nhuận gấp nhiều lần. Hơn nữa, trồng lúa trong thời gian gần đây kém hiệu quả do xâm nhiễm mặn, mưa ít không đủ nước ngọt rửa mặn nên lúa sau khi gieo sạ bị ngộ độc phèn, mặn và chết.” Tương tự, với diện tích 3 ha nuôi tôm càng xanh sắp thu hoạch, nông dân Bùi Tấn Te, ấp Bời Lời A, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) phấn khởi nói: “Tôi đã đầu tư vốn hơn 16 triệu đồng nuôi tôm càng xanh. Với giá thị trường hiện nay trên dưới 195.000 đồng/kg và nếu giá cả này giữ nguyên cho đến Tết Nguyên đán thì cầm chắc thu về từ 100 triệu đồng trở lên. Phần lớn nông dân vùng này bây giờ tập trung nuôi tôm càng xanh vì lời lãi nhiều hơn làm lúa. Sản xuất lúa bây giờ năm ăn, năm thua. Đầu vụ nhiều người gieo sạ lúa nhưng đến thời điểm này coi như thất mùa, thua lỗ trắng tay do lúa không nở bụi, trỗ bông không đều, hạt lép lững hoặc bị chết trắng vì ngộ độc phèn mặn, thiếu nước tưới.”

thu tom cang xanh
Tôm càng xanh vừa thu hoạch tại hộ nông dân Huỳnh Văn Lĩnh.

Sáng kiến của nông dân huyện Vĩnh Thuận trong nuôi tôm càng xanh nước lợ là kết hợp với nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng theo mô hình sản xuất tôm - lúa. Tôm càng xanh là loài thủy sản vốn dĩ thích hợp với môi trường nước ngọt nhưng được bà con thuần hóa đưa về nuôi vùng nước lợ, sinh trưởng phát triển tốt và đạt kết quả. Theo kinh nghiệm của nông dân, ưu điểm vượt trội của tôm càng xanh so với tôm sú, tôm thẻ chân trắng là dễ nuôi, mau lớn, ít bị dịch bệnh gây hại và khả năng thích ứng nhanh với điều kiện môi trường, nguồn nước. Hai nông dân Huỳnh Văn Lĩnh và Bùi Tấn Te đều cho biết: Trước đây, vùng Vĩnh Bình Nam này, nông dân sản xuất tôm - lúa với hai đối tượng nuôi chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Trong quá trình sản xuất mới thả giống tôm càng xanh nuôi xen và mang lại kết quả bất ngờ. Tôm càng xanh chẳng những không chết trong môi trường nước lợ mà còn sinh trưởng phát triển tốt. Nông dân thu về 3 nguồn lợi kinh tế trên cùng một diện tích là lúa, tôm sú, tôm thẻ và tôm càng xanh. Nông dân Huỳnh Văn Lĩnh, ấp Bời Lời A, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) chia sẻ: “Nuôi tôm sú và tôm thẻ thời gian 3 tháng thu hoạch, còn tôm càng xanh trên dưới 5 tháng nên nông dân lấy ngắn nuôi dài. Do vậy, khi thu hoạch dứt điểm tôm sú, tôm thẻ chân trắng thì tập trung chăm sóc tôm càng xanh. Hết vụ thu hoạch tôm chuyển sang sản xuất vụ lúa để cải tạo lại môi trường đồng ruộng và tiếp tục thả giống tôm nuôi. Để đảm bảo “ăn chắc”, tôm càng xanh được “vèo nuôi” trong môi trường nước lợ vài ba ngày cho chúng quen dần với nồng độ mặn trước khi thả lan ra đồng đất. Điều này giúp cho tôm tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi ban đầu, thích hợp môi trường nước lợ nên tôm không bị sốc, giảm tỷ lệ hao hụt.”

Mô hình “lúa - tôm sú - tôm thẻ chân trắng - tôm càng xanh” ở huyện Vĩnh Thuận bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cần được các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện quy trình sản xuất. Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn, xâm nhiễm mặn sâu vào nội đồng, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, bất lợi thì mô hình sản xuất này cần sớm quy hoạch, đầu tư phát triển đồng bộ trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang. Đặc biệt là đầu tư về thủy lợi, con giống, khoa học công nghệ, môi trường, thị trường và chế biến xuất khẩu, nhằm giúp nông dân sản xuất hiệu quả, bền vững hơn, làm giàu chính đáng trên đồng ruộng từ nguồn lợi “lúa - tôm”./.

Kiên Giang, 12/01/2016
Đăng ngày 13/01/2016
Lê Huy Hải
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 02:48 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 02:48 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 02:48 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 02:48 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 02:48 26/04/2024