Làng chài mùa săn tôm hùm

Tôm hùm - loài tôm có giá trị rất cao và đang đem lại nhiều đổi thay cho các vùng quê nghèo ven biển. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, con giống loài tôm này rất hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên. Vậy nên, từ ngày nghề nuôi tôm hùm hưng thịnh, cũng chính là thời điểm những làng nghề săn tôm hùm giống ra đời.

san tom hum giong
Ngư dân Khánh Hòa hành nghề săn tôm giống trên biển

Vào mùa săn tôm giống

Vào thời điểm này, các lồng bè nuôi tôm hùm ở các tỉnh ven biển Nam Trung bộ đang tất bật vào vụ thả giống mới. Chúng tôi tìm về các làng chuyên săn tôm hùm giống, chứng kiến không khí ở các làng nghề rộn ràng không kém.

Làng chài ven biển thuộc Vĩnh Lương (TP Nha Trang - Khánh Hòa) là một trong những làng chài có thâm niên và số lượng người săn tôm hùm giống đông bậc nhất các vùng biển hiện nay. Gần như 100% người dân nơi đây đều hoạt động nghề liên quan đến biển. Vùng biển nơi đây lại có vị trị đắc địa, được bao quanh bởi một mặt giáp biển, mặt giáp núi và hơn hết nơi đây gần với những eo biển, lệch, đầm, phá… chính là nơi lí tưởng để tôm hùm giống sinh sản, trú ngụ.

Chiều một ngày giữa tháng 6, tiết trời Nha Trang vẫn oi bức, nhưng anh Nguyễn Văn Nam phải tất bật chuyển bị dụng cụ bắt tôm. Chiếc thuyền 25CV vượt sóng cách xa bờ khoảng 400m, anh Nam bắt đầu thả những chiếc bẫy tôm xuống biển. Sau khoảng 2 giờ, cả mặt biển trắng phau bởi hơn 150 phao bẫy tôm nổi bồng bềnh trên mặt nước. Anh Nam cho biết, anh sẽ đi thu hoạch các bẫy tôm này vào rạng sáng ngày hôm sau. Ngay hôm sau, anh khoe số bẫy gieo xuống biển bắt được 4 con tôm hùm con. Với giá bán hiện nay, anh thu về khoảng 1 triệu đồng. Đây là khoản tiền không nhỏ sau một đêm lao động và đối với một người mới vào nghề như anh Nam.

Các vùng ven biển miền Trung có nhiều nơi hành nghề bẫy tôm hùm, nhưng có lẽ nhiều nhất là ở Khánh Hòa. Anh Lê Thanh Tùng (làng chài Vĩnh Lương, TP Nha Trang) vào nghề săn tôm hùm như một sự tất yếu để tìm lối thoát cho cảnh nghèo. Anh Nam năm nay đã 37 tuổi và đã có hơn nửa số tuổi đi đánh cá trên các vùng biển ngoài khơi xa. Thế nhưng, bao nhiêu năm lăn lộn với sóng dữ, cuộc sống của gia đình anh vẫn túng thiếu, nghèo khó. Năm 2013, sau nhiều chuyến biển thất bát, thấy nghề săn tôm giống đang ăn nên làm ra, anh mạnh dạn vay 100 triệu đồng mua sắm dụng cụ bẫy tôm. Ngày anh Tùng mới vào nghề, do chưa quen việc nên lượng tôm đánh bắt được ít. Tuy nhiên, sau mùa thử thách đầu tiên, anh sống khấm khá nhờ nghề bẫy tôm hùm giống. Không chỉ số tiền vay sắm dụng cụ ban đầu anh đã trả hết nợ, nay anh còn sắm mới thêm hàng trăm dụng cụ bẫy tôm. Anh khoe với chúng tôi, hiện nay bình quân mỗi đêm bẫy tôm, chí ít anh cũng kiếm được 700.000 - 800.000 đồng, thậm chí có đêm trúng lớn, anh kiếm được 5 triệu đồng. Vậy nên, sắp tới vợ chồng anh dự định sẽ xây mới căn nhà tạm dột nát bấy lâu nay, tất cả cũng nhờ vào nghề săn tôm giống đem lại. Theo thống kê của chính quyền xã Vĩnh Lương, ở làng chài Vĩnh Lương, hiện có đến 40% ngư dân làm nghề khai thác tôm hùm giống, tất cả họ đều có cuộc sống ổn định, khấm khá lên nhờ nghề này. Vậy nên, làng chài Vĩnh Lương thường được nhiều người gọi với cái tên “làng săn tôm hùm”.

Giữ nghề bền vững

Tôm hùm nuôi xuất hiện tại miền Trung, chủ yếu là các tỉnh Nam Trung bộ cách đây hơn 15 năm. Từ vài chục hộ nuôi ban đầu, biển miền Trung nay đã có hàng ngàn hộ nuôi, với sức tăng trưởng nóng đến bất ngờ chỉ sau một vài năm hình thành. Nghề nuôi tôm hùm phát triển, sức ép về khan hiếm con giống ngày một tăng. Bởi không chỉ tôm hùm giống ít dần, khó đánh bắt mà vì loài giống tôm này chưa sinh sản nhân tạo được.

Có một thời, tôm hùm giống từ vài chục ngàn đồng/con, nhưng có khi lên đến nửa triệu đồng một con, cho thấy nó thực sự khan hiếm. Thống kê cho thấy, tại miền Trung hiện có khoảng 53.000 lồng nuôi tôm hùm và con số chưa dừng lại ở đó. Với số lượng nuôi như thế, hàng năm lượng tôm giống cần đến là hàng triệu con. Thế nhưng, năng lực khai thác tôm giống hiện nay trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40-50%. Do vậy, đi đến dọc các bờ biển miền Nam Trung bộ hiện nay, đến đâu cũng thấy bẫy tôm hùm giăng trắng xóa, thậm chí có cả những bẫy tôm nằm trong vùng biển cần bảo vệ nghiêm ngặt. Tôm hùm giống khai thác ồ ạt, dẫn đến khả năng tái sinh nguồn lợi từ loài tôm này rất khó. Vậy nên,tôm giống ngày một hiếm trên các vùng biển rất dễ nhận thấy.

Liên quan đến phát triển nghề nuôi tôm hùm, Bộ NN-PT-NT nhận định việc chưa chủ động được con giống đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề tôm hùm hiện nay. Do tôm hùm giống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên rất bị động trong sản xuất. Đến nay, ngay cả trên thế giới vẫn chưa đâu sản xuất thành công giống tôm hùm bằng nhân tạo. Vì thế, việc khoanh vùng khai thác và bảo đảm nguồn tôm hùm giống trong nước quyết định rất lớn đến thành bại nghề nuôi tôm. Hưởng ứng động thái này, năm 2015, tỉnh Khánh Hòa đã ban bố lệnh cấm khai thác tôm giống ồ ạt ở một số vùng biển trọng yếu tại địa phương. Điều này là cần thiết để giữ nguồn lợi tôm hùm giống bền vững, tuy nhiên cũng gặp không ít phản đối từ ngư dân.

Theo ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa, đã đến lúc chính quyền và kể cả ngư dân phải hành động quyết liệt để nâng cao nghề nuôi tôm, trong đó có việc bảo vệ nguồn lợi tôm giống. “Từ trước đến nay chúng ta phát triển ồ ạt nghề nuôi tôm hùm theo số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng tôm nên hiệu quả không cao, bấp bênh. Một con tôm giống sinh ra đã bị khai thác cạn kiệt, lấy đâu ra tôm bố mẹ để tái sinh sản, đó là điều nguy hại”, ông Lăng nhấn mạnh.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 21/06/2016
Đăng ngày 22/06/2016
Khánh Ngân
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:18 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:18 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:18 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:18 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:18 25/04/2024