Lập tổ hợp tác phát triển cá lồng

Nhiều đại biểu cùng đề nghị như vậy tại Diễn đàn Khuyến nông@ Nông nghiệp với chủ đề “Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi cá lồng bền vững trên sông, hồ vùng trung du miền núi phía Bắc”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức ngày 23.9 tại Tuyên Quang.

Nuôi cá trên sông
Nuôi cá trên sông, hồ chứa, hồ thủy điện giúp đồng bào miền núi tăng thu nhập. Ảnh: I.T

Nuôi cá lồng, lãi 30 triệu đồng

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT), khu vực trung du miền núi phía Bắc có tiềm năng phát triển nuôi cá trên sông, hồ chứa, hồ thủy điện rất lớn, là nguồn cung sản phẩm tại chỗ, cải thiện đời sống cho đồng bào miền núi, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho nông dân. Thành công của các mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa đã đánh thức được tiềm năng nuôi cá lồng bè trên hồ chứa tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời giúp bà con nâng cao nhận thức về vai trò của các hồ chứa trong đời sống sinh hoạt cũng như trong phát triển kinh tế.

Với lợi thế có nhiều hệ thống sông ngòi, diện tích hồ chứa lớn nên nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa ở tỉnh Tuyên Quang phát triển khá tốt. Bà Nguyễn Thị Vĩnh An – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tuyên Quang cho biết: “Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong 9 tháng qua đạt trên 11.000ha, trong đó diện tích nuôi ở hồ thủy điện đạt 8.000ha, trên 2.000ha nuôi ở ao hồ, 770,2ha nuôi ở hồ thủy lợi, với 1.393 lồng bè đang nuôi cá, trong đó có 358 lồng nuôi cá đặc sản có giá trị kinh tế cao”.

Cũng theo bà An, một số loài cá bản địa quý hiếm cũng đã được người dân thuần hóa và nuôi thương phẩm thành công như cá chiên, cá lăng, cá bỗng, cá rầm xanh, cá anh vũ… Điều này không chỉ góp phần thay đổi cơ cấu giống loài thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Cũng như Tuyên Quang, các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên… cũng có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nghề nuôi thâm canh cá lồng. Ông Nguyễn Thanh Tùng – Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Thọ chia sẻ: “Nếu như năm 2012, toàn tỉnh chỉ có 4 hộ tham gia nuôi cá lồng với quy mô 30 lồng, thì đến tháng 8.2016 số hộ nuôi đã tăng lên 162, với trên 1.300 lồng nuôi, năng suất trung bình đạt 5 tấn/lồng, sản lượng đạt gần 5.000 tấn. Sản phẩm cá lồng được nhiều người ưa chuộng, dễ bán nên người nuôi thu lãi cao. Chỉ tính riêng cá rô phi, mỗi lồng đã cho lãi trên 30 triệu đồng/chu kỳ nuôi. Các loại cá khác như diêu hồng, chép lai, trắm đen, nheo, lăng… lãi còn cao hơn”.

Tuy nhiên theo đánh giá của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), nghề nuôi cá lồng ở miền núi phía Bắc vẫn phát triển chậm, manh mún. Quy mô nuôi chưa được đầu tư tương xứng, việc áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi thâm canh  hạn chế nên chưa phát huy hết tiềm năng và nguồn lực của vùng…

Cần có hợp tác xã nuôi cá lồng

Theo TS Lê Thanh Lựu (Hội Nghề cá Việt Nam), mặc dù việc nuôi thủy sản trên hồ chứa có tiềm năng rất lớn, song thực tế hiện nay bà con vẫn chỉ dừng lại ở quy mô nuôi nhỏ lẻ và manh mún, chưa tạo ra nguồn cung thương phẩm dồi dào cho thị trường, chưa hình thành được các chuỗi giá trị thực thụ (gồm các nhà cung cấp vật tư thiết bị, con giống, thức ăn, nhà thu mua...). Theo TS Lựu, để nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững và cho thu nhập cao, các nhà nuôi cá lồng ven hồ cần tổ chức thành hợp tác xã, làm ăn theo chuỗi. Chỉ có tổ chức sản xuất theo chuỗi mới tạo được sản phẩm có chất lượng cao, giảm rủi ro, chi phí sản xuất và có khả năng cạnh tranh cao hơn...

Đồng tình, ông Nguyễn Văn Bình – Giám đốc HTX Nuôi cá đặc sản Thái Hòa, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) cho biết: “Để giúp các hộ nuôi cá lồng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, từ năm 2015 xã Thái Hòa đã phối hợp các sở, ban ngành thành lập HTX Nuôi cá đặc sản thái Hòa để phát triển cá nuôi đặc sản thành thương hiệu có uy tín. Tham gia HTX có 16 hộ nuôi cá lồng, các xã viên được đảm bảo quyền lợi trong việc cung ứng nguồn vốn, con giống, thứ ăn, đồng thời được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trị các bệnh thường gặp ở cá…”.

Đại diện Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị, cần đưa chương trình phát triển bền vững nuôi cá lồng bè trong hồ, sông suối của khu vực trung du miền núi phía Bắc thành một chương trình quan trọng cho cả vùng, đồng thời thử nghiệm mô hình chuỗi giá trị cá lồng cho đồng bào tái định cư khi xây dựng hồ chứa. 

Các cơ sở nuôi và địa phương phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và xúc tiến thương mại để sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ, phát triển bền vững. Đồng thời hỗ trợ bà con xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã, mô hình nuôi theo chuỗi giá trị nhằm đảm bảo lợi ích cho người nuôi”. Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia

Báo Dân Việt, 24/09/2016
Đăng ngày 25/09/2016
Đình Thắng
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 22:50 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 22:50 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:50 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 22:50 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:50 29/03/2024