Lót bạt trên cát nuôi cá lóc

Với phương pháp lót bạt trên cát để nuôi cá lóc, ông Trần Khương ở tỉnh Quảng Nam đã thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

nuôi cá lóc ao lót bạt
Ông Trần Khương thăm dò đàn cá lóc của gia đình mình

Vùng đất cát H.Thăng Bình được ví như “sa mạc” thu nhỏ, bởi diện tích bao quanh toàn cát trắng. Ấy vậy mà cách đây 10 năm, ông Trần Khương (43 tuổi, ở tổ 3, xã Bình Triều, H.Thăng Bình, Quảng Nam) đã mạnh dạn bới cát lên, trải bạt và khoan giếng bơm nước vào để nuôi cá lóc.

Ông kể về cơ duyên với nghề nuôi cá lóc: Trước đây hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải bôn ba khắp nơi để làm thuê với đủ thứ nghề. Một lần thất nghiệp, được bạn rủ về nhà ở Đồng Tháp chơi, rồi ở lại làm thuê cho một trang trại nuôi cá lóc. Thấy mô hình nuôi cá này mang lại hiệu quả kinh tế cao, rồi nghĩ sao họ nuôi được mà mình không thử. Thế là năm 2006, ông về quê nhà, hành trang mang theo là những kinh nghiệm học được từ mô hình nuôi cá lóc ở Đồng Tháp. Sau khi bàn với vợ, ông quyết định nuôi cá lóc trên chính phần đất trống sau vườn của gia đình. Với 20 triệu đồng tích góp được, ông mua hơn 2.000 con giống để lấy ngắn nuôi dài. Ao nuôi ở đây được ông dùng tấm bạt trải lót để giữ nước, rồi dùng bao xi măng đổ đất vào, chất lên thành bờ ao.

Thời gian đầu, dù tự tin với những kỹ thuật nuôi cá lóc tích lũy được sau nhiều năm. Ông Khương vẫn cẩn thận, vừa làm vừa rút kinh nghiệm trong môi trường khí hậu khắc nghiệt của miền Trung. Hằng ngày, ông quan sát tỉ mỉ từng dấu hiệu, phản ứng của đàn cá với điều kiện nuôi. Sau gần 7 tháng nuôi, vụ cá đầu tiên ông thu được 6 tạ cá thịt. Thấy hiệu quả tốt, ông tiếp tục nhân rộng quy mô nuôi. Đến nay gia đình ông có 5 ao với tổng diện tích hơn 200 m2, thả hơn 30.000 con cá lóc. Mỗi ao ông thả 6.000 con với diện tích 40 m2, ao có chiều dài 15 m, chiều rộng 4 m, chiều cao 1 m.

Cũng theo ông Khương, mỗi năm gia đình ông xuất bán 2 vụ, mỗi vụ ông bán ra thị trường hơn 30 tấn cá. Nuôi trong vòng 6 - 7 tháng là có thể xuất bán với trọng lượng mỗi con khoảng 0,8 - 1 kg. Thuận lợi trong việc chăn nuôi là thương lái từ các chợ đầu mối trong tỉnh và ngoài Đà Nẵng đều đến tận nhà thu mua nên tiết kiệm được khoản chi phí vận chuyển. Hiện nay, giá ngoài thị trường dao động từ 45.000 - 50.000 đồng/kg. Với 2 vụ cá nuôi, sau khi trừ chi phí giống, thức ăn, gia đình ông thu về gần 500 triệu đồng/năm.

Thức ăn chủ yếu của cá lóc là cá tạp. Với 30.000 con có thể ăn gần 4 tạ cá tạp mỗi ngày. Để chủ động nguồn thức ăn cho cá, ông Khương không ngần ngại bỏ ra 300 triệu đồng để đầu tư kho đông lạnh chứa được hàng chục tấn thức ăn. Tranh thủ những lúc giá cá tạp xuống thấp, ông bỏ tiền ra mua về chất vào kho. Đặc biệt vào những ngày mưa bão, ngư dân không ra khơi thì ông có nguồn thức ăn dự trữ cho cá. “Sau khi bán hết số cá trong ao, đích thân mình lại vào tận Đồng Tháp để nhập con giống về. Hiện ở địa phương chưa thể nhân thành công được con giống. Đây thật sự là một thiệt thòi rất lớn đối với người chăn nuôi địa phương”, ông Khương nói.

Với kinh nghiệm gần 10 năm nuôi cá lóc, ông Khương chia sẻ thêm: “Nuôi cá lóc trong bạt tuy không phát triển nhanh bằng ao hồ nhưng mình có thể chủ động được nguồn nước, đồng thời kiểm soát được các dịch bệnh về cá nên ít khi gặp rủi ro. Trong quá trình nuôi, khâu quan trọng và quyết định đến hiệu quả chính là nguồn nước. Để giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi và không để nguồn nước bị bẩn dễ gây bệnh cho cá, mỗi ngày phải thay nước cho các bể cá một lần vào buổi sáng sớm”.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Khương còn giải quyết công ăn việc làm cho 4 lao động tại địa phương với thu nhập 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, ông còn hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều người dân trong và ngoài tỉnh có nhu cầu nuôi loại cá này. Bạn đọc có nhu cầu học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi cá lóc trên đất cát của ông Khương, có thể liên hệ số điện thoại: 0905315847.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 30/11/2016
Mạnh Cường
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 17:45 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 17:45 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:45 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:45 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:45 20/04/2024