Luồng lạch bị bồi lắng, nhiều tàu cá mắc cạn

Luồng lạch ra vào cảng cá Lạch Bạng (nằm trên địa bàn xã Hải Bình, H.Tĩnh Gia, Thanh Hóa) bị bồi lắng, khiến nhiều tàu cá thường xuyên mắc cạn, gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân.

tau ca mac can
Một tàu cá của ngư dân xã Hải Bình bị mắc cạn vào sáng 24.4 đang tìm cách thoát ra khơi khi thủy triều lên Ảnh: Ngọc Minh

Cảng cá Lạch Bạng được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2013 với tổng vốn đầu tư trên 600 tỉ đồng. Đây là cảng hậu cần nghề cá lớn nhất Thanh Hóa, được quy hoạch trên diện tích hơn 44 ha, với nhiều hạng mục công trình đồng bộ, có khả năng phục vụ hậu cần cho khoảng 800 phương tiện nghề cá ra vào cảng mỗi ngày.

Cảng Lạch Bạng không chỉ là nơi neo đậu của tàu cá của H.Tĩnh Gia mà còn phục vụ nhiều tàu cá của các tỉnh khác vào neo đậu, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, theo số liệu của Công ty CP Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa, hiện tình trạng bồi lắng luồng ra vào cảng Lạch Bạng đang diễn ra rất nghiêm trọng, tốc độ bồi lắng ngày một nhanh do luồng cạn. Cụ thể, trên một đoạn dài gần 1 km (luồng rộng 30 m) cát và bùn đất đã bồi lắng, có nơi lên đến 3,45 m. Ước tính khối lượng bùn, cát phải nạo vét lên tới trên 50.000 mét khối.

Ông Vũ Văn Việt, chủ một tàu cá có công suất 450 CV tại xã Hải Bình cho biết, luồng lạch bị bồi lắng, ngư dân không thể chủ động trong việc ra vào cảng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh bắt, thu mua hải sản của bà con. “Chúng tôi phải đợi thủy triều lên lớn mới dám cho tàu bè ra vào cảng. Nhiều tàu lớn, chở đầy hải sản không dám vào cảng sau hàng tuần lênh đênh trên biển, mà phải đậu ngoài xa, sau đó mượn thuyền nhỏ chuyên chở sản phẩm vào bờ, rất vất vả và tốn kém”, ông Việt nói.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Chi, Chủ tịch UBND xã Hải Bình cho biết, trong năm 2015, có hàng chục tàu thuyền của ngư dân bị mắc cạn, trong đó nhiều tàu bị thủng đáy, vỡ mạn, gây thiệt hại cho bà con ngư dân. Chỉ từ đầu năm 2016 đến nay đã có hơn 20 tàu bị mắc cạn, trong đó có 6 tàu bị thủng đáy, vỡ mạn, phải thuê tàu trục vớt vào bờ sửa chữa, gây thiệt hại từ 1 - 2,5 tỉ đồng/tàu. Luồng lạch bị bồi lắng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá ở cảng cá Lạch Bạng. Các tàu thu mua ở các tỉnh bạn không dám ra vào cảng, dẫn tới một số nhà máy chế biến tinh bột cá trên địa bàn bị thiếu nguyên liệu, nhiều công nhân phải nghỉ việc.

“Chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cắm phao cảnh báo nguy hiểm cho ngư dân. Những hôm trời yên, biển lặng thì không sao, nhưng khi biển động, thời tiết xấu là nhiều tàu cá lại bị mắc cạn vì đi chệch phao tiêu. Rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng nạo vét luồng lạch để ngư dân yên tâm ra vào cảng”, ông Chi kiến nghị.

Báo Thanh Niên, 29/04/2016
Đăng ngày 30/04/2016
Ngọc Minh
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 13:34 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 13:34 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 13:34 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:34 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:34 25/04/2024