Mở rộng nuôi thủy sản, sinh vật quý hiếm bị đe dọa

Đó là nhận định của nhiều đại biểu tại hội thảo “Sự phân bố và bảo tồn các loài đang bị đe dọa ở ĐSBCL đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản bền vững”, do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức tại TP.Cần Thơ.

cải tạo ao tôm
Cải tạo đất nuôi tôm tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Hoạt động này có thể khiến nhiều sinh vật quý hiếm mất đi.  Ảnh: Huỳnh Xây

Bị đe dọa ngày càng tăng

Theo báo cáo được cung cấp tại hội thảo, ở An Giang, có 6 nhóm sinh vật quý hiếm gồm: Thực vật, chim, cá, động vật có vú, bò sát và lưỡng cư. Theo thống kê năm 2012, nơi đây có 17 loài sinh vật bị đe dọa, trong đó có số loài sinh vật nằm trong danh Sách đỏ Việt Nam là 17 loài, Sách đỏ IUCN là 10 loài. Tuy nhiên, đến năm 2016, tổng số loài sinh vật nằm trong danh sách bị đe dọa tăng lên đến 72 loài. Trong đó, có số loài sinh vật nằm trong danh Sách đỏ Việt Nam là 63 loài, Sách đỏ IUCN là 40 loài.

Còn tại Đồng Tháp, có 7 nhóm sinh vật quý hiếm gồm: Thực vật, chim, cá, động vật có vú, bò sát, lưỡng cư và côn trùng. Năm 2012, tỉnh này có 30 loài sinh vật bị đe dọa, trong đó số sinh vật nằm trong danh Sách đỏ Việt Nam là 30 loài, Sách đỏ IUCN là 17 loài. Tuy nhiên, đến năm 2016, tổng số loài sinh vật nằm trong danh sách bị đe dọa đến 35 loài (nằm trong danh Sách đỏ Việt Nam là 34 loài, Sách đỏ IUCN là 21 loài).

Tương tự như 2 địa phương trên, so sánh số liệu thống kê năm 2016 so với trước đó 4 năm (năm 2012) thì số loài sinh vật bị đe dọa đều theo khuynh hướng tăng. Cùng với đó, số loài nằm trong danh Sách đỏ của Việt Nam và IUCN đều tăng theo.

TS Dương Trí Dũng – khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường ĐH Cần Thơ), đại diện nhóm nghiên cứu về các sinh vật quý hiếm ở ĐBSCL cho biết, số liệu trên có được từ báo cáo điều tra của các địa phương, các vườn quốc gia, khu bảo tồn (Láng Sen, Trà Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Thượng) và phỏng vấn từ người dân.

Do cải tạo đất nuôi thuỷ sản

PSG-TS Nguyễn Văn Công – khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường ĐH Cần Thơ), nguyên nhân các loài sinh vật bị đe dọa phần lớn là bị giảm không gian sinh sống, nơi cư trú từ việc mở rộng diện tích nuôi thủy sản. “Người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang ao nuôi thuỷ sản rất nhiều, khi bơm bùn, cải tạo ao đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của thủy sinh vật quý hiếm. Còn trong quá trình nuôi thuỷ sản, người dân đã để lưới tại ao, các sinh vật quý hiếm này tìm kiếm thức ăn quanh đó đã bị vướng rồi chết hoặc cảm thấy không an toàn nên di cư…” – PSG- TS Công nói.

Về giải pháp bảo vệ các loài đang bị đe dọa trên, PSG-TS Nguyễn Văn Công cho rằng, cần trồng, duy trì thảm thực vật ở những khu vực hợp lý nhất trong trang trại nuôi thủy sản để tạo nơi cư trú tạm thời cho các loài quý hiếm. Ngoài ra, cần có biện pháp quản lý chất thải đúng quy định, có bố trí ao trữ nước thải cũng như có nơi trữ bao bì hoá chất sử dụng trong quá trình nuôi.

Nhiều ý kiến cho rằng cần khuyến khích người dân nuôi thủy sản theo dạng chứng nhận của cấp có thẩm quyền, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và công nhân ở các trang trại nuôi thủy sản. Cũng có nhiều ý kiến đề xuất Nhà nước cần ban hành những quy định và hướng dẫn cứu hộ các loài quý hiếm, nâng cao nhận thức cứu hộ sinh vật quý hiếm cho các địa phương. Riêng các cơ quan chức năng ở các địa phương trong vùng cần liên kết, để từ đó tăng cường năng lực trong bảo vệ các loài sinh vật trên. 

Dân Việt, 03/12/2016
Đăng ngày 03/12/2016
Huỳnh Xây
Nuôi trồng

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 20:35 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 20:35 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 20:35 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 20:35 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 20:35 24/04/2024