Mùa săn đặc sản vùng nước lợ

Hơn 20 năm lênh đênh theo con nước, ông Em có đủ kinh nghiệm để biết luồng lạch nào lắm tôm, cá với những loài đặc sản trứ danh của vùng nước lợ.

Tôm càng xanh, đặc sản vùng sông nước lợ mênh mông.
Tôm càng xanh, đặc sản vùng sông nước lợ mênh mông.

“Đặc sản vùng nước lợ thường có 2 mùa: mùa khô khi nước sông bị xâm nhập mặn, các loài thủy sản: cua, bạch tuộc… theo con nước vào sát bờ; còn từ tháng 9 trở đi, người dân chuyển sang săn các loài cá, tôm, đặc sản chỉ có ở vùng nước lợ. So với mùa khô, dịp này giăng lưới thuận lợi và kiếm được nhiều tiền hơn…” - ông Huỳnh Văn Em (ngụ xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) cho hay.

Mùa này, nước từ thượng nguồn đổ về đỏ ngầu, thích hợp cho nghề đặt đáy, chài, cào te… ở vùng nước lợ mênh mông sông nước.

“Rộ” các loại đặc sản nước lợ

Với nhiều người làm nghề chài lưới trên sông nước vùng “chè hai” (vùng nước lợ), đây là thời điểm thích hợp nhất trong năm để có những mẻ lưới “nặng tay” cho thu nhập cao. Bởi khi con nước dâng cao, nguồn thức ăn của các loài cá, tôm nước lợ dồi dào, đồng nghĩa với thủy sản sinh trưởng nhanh và đông đúc. Vào mỗi buổi sáng, lúc nước ròng, người ta lại rủ nhau ra sông đánh bắt tới chiều; đến khi con nước lên cao thì đem “chiến lợi phẩm” về bán cho các đầu mối mua gom thủy sản. Chuyến đi đôi khi kéo dài cả ngày, ngắn thì buổi sáng giăng lưới để tầm 2-3 giờ chiều kịp quay về bến. Gặp con nước lắm thủy sản, đôi lúc làm đến rạng sáng hôm sau.

“Vào mùa đánh bắt, bất kể đêm ngày chúng tôi đều có thể giăng lưới. Thời gian trữ thủy sản càng ngắn thì sản vật đánh bắt được càng tươi ngon, bán được giá so với để trong thùng đá ướp lạnh” - ông Em chia sẻ.

Hơn 20 năm lênh đênh theo con nước, ông Em có đủ kinh nghiệm để biết luồng lạch nào lắm tôm, cá với những loài đặc sản trứ danh của vùng nước lợ. Theo ông Em, thủy sản có quanh năm nhưng mùa này thường bắt được nhiều so với những ngày thường. Một số loại nếu trúng mùa, thịt sẽ ngon và mẻ lưới cất lên nặng hơn. Trong đó, nhiều nhất là cá, có đến hàng chục loại cá, như: nâu, phèn, đối, mao ếch và phân bố theo từng vùng khác nhau, tập trung chủ yếu trên các sông Thị Vải và Lòng Tàu, thuộc các xã: Phước An, Phước Khánh, Long Thọ…



Vợ chồng anh Vũ Văn Thắng với những chiếc lọp đặt bẫy tôm càng xanh dọc sông Đồng Nai, đoạn gần xã Tam An (huyện Long Thành).

Trên những khúc sông tại các xã: Phước An, Phước Khánh, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), Tam An, Phước Thái (huyện Long Thành)…, những ngày này đủ loại ghe với nhiều hình thức giăng lưới, đóng đáy, đặt lọp hoạt động nhộn nhịp. Những ghe lớn có thể ra tận vùng cửa sông, giáp với các xã của huyện Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh) để đánh bắt, còn loại nhỏ thì bám khu vực gần bờ hoạt động.

Anh Vũ Văn Thắng (ngụ xã Tam An, huyện Long Thành) cho hay với chiếc ghe cào nhỏ, vợ chồng anh chỉ đi giăng lưới dọc tuyến sông Đồng Nai, đoạn gần cù lao Cồn Xịn kéo dài đến xã Long Hưng (TP.Biên Hòa). Nơi đây, tôm càng xanh được coi là đặc sản nổi tiếng mà không nơi nào sánh kịp. Những chiếc lọp được đặt dọc mé sông từ chiều hôm trước, để qua đêm đến sáng hôm sau mới thu hoạch. Nếu gặp may, mỗi lọp chỉ cần “bẫy” được 1 con thì với 25 chiếc lọp trong tay anh có thể trúng đậm.

Với anh Thắng, mỗi đêm kiếm hơn 1kg tôm càng xanh là hên lắm. So với các loài thủy sản nước lợ khác, tôm càng xanh khó bắt hơn vì chúng sống ở tầng đáy. Ban đêm, tôm tiến sát bờ tìm thức ăn, anh phải rải lọp dọc đoạn sông mà chúng thường vào nhất. Tôm bắt được để trong thùng lớn, sục khí oxy đảm bảo tươi sống đến lúc bán cho khách với giá 350 ngàn đồng/kg. Gặp đúng con nước, kiếm được vài ký tôm thì những ngày tới sống khỏe re.

“Săn” đặc sản mùa này, ban đêm nước dâng lên cao, hễ gặp gió lớn đôi khi tôi phải đánh vật với con nước nhiều giờ liền. Sóng đánh liên tục, tôm cũng mờ mắt nên thường chui vào lọp để tìm chỗ ẩn nấp. Vì thế, phải tranh thủ đặt lọp trong khoảng thời gian nước lớn, nếu qua thời điểm này sẽ khó hơn…” - anh Thắng nói.

Nghề dựa vào con nước

Chị Phùng Thị Ngọc Diễm (ngụ xã Long Thọ, chuyên mua gom thủy sản nước lợ phân phối cho các thương lái) cho biết cá, tôm, cua… ở đây chủ yếu được đưa về các nhà hàng lớn ở TP.Biên Hòa và TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ. Giá bán các loại thủy sản tươi sống không hề rẻ, nhưng lúc nào cũng “cháy” hàng vì chất lượng ngon, được nhiều người ưa chuộng.

Kinh nghiệm của ngư dân vùng nước lợ là lượng thủy sản đánh bắt được nhiều hay ít tùy thuộc vào con nước và khúc sông. Với những ngày nước tốt, nguồn thủy sản sẽ nhiều hơn, một năm chỉ có vài tháng tôm, cá nhiều và mỗi tháng có chừng 10 ngày nước tốt. Bà con ngư dân dựa vào kinh nghiệm này để mỗi chuyến “ra khơi” mong lúc nào cũng gặp thuận lợi. Nhờ đó, đánh bắt sản vật nước lợ mùa này một là trúng lớn, hai là huề vốn chứ ít khi thua lỗ hay chịu cảnh ra về tay trắng.

Thời điểm dòng chảy mạnh, người dân phải neo ghe thuyền cho ngừng lại, hay nếu thấy mặt sông sóng lớn do thuyền bè đi lại nhiều cũng phải chờ con nước đứng êm mới bắt đầu giăng lưới.

“Các loại cá có giá từ 170-200 ngàn đồng/kg, tôm càng xanh 250-350 ngàn đồng/kg… Giá thủy sản cao từng ngày, đánh bắt nhiều hay ít đều có thương lái đến tận nơi để thu mua, nếu may mắn cũng kiếm được 500-700 ngàn đồng/ngày. Tuy nhiên, từ khoảng tháng 12 âm lịch trở đi thì thủy sản giảm rõ rệt, có khi phải ra về tay không” - ông Năm Vân (ngụ xã Long Thọ) chép miệng nói.

Mặc dù vùng nước lợ luôn đa dạng các loại thủy sản, nhưng những ngư dân quanh năm bám sông mưu sinh vẫn không khỏi nỗi lo nguồn thủy sản đang ngày càng cạn kiệt. Ngày càng nhiều người đánh bắt bằng lưới mắt nhỏ, te điện khiến các loại cá, tôm nhỏ lọt hết vào lưới. Có bao nhiêu tôm, cá…, người dân tận thu triệt để mà không thả lại sông nên lượng thủy sản ngày một khan hiếm. Chưa kể khoảng chục năm trở lại đây, nước trong các sông, kênh rạch dần bị ô nhiễm khiến thủy sản cũng giảm dần. Nhiều chuyến giăng lưới, ngư dân chấp nhận ra về tay trắng.

“Những người có tiền lên bờ, thuê đất ven sông làm đầm, đào đìa nuôi các giống thủy sản nước lợ cho thu nhập cao. Còn ngư dân nhiều năm gắn bó với nghề đánh bắt trên sông tiếp tục mưu sinh theo từng mùa, chấp nhận lấy công làm lời, thu nhập bấp bênh…” - ông Năm Vân buồn rầu chia sẻ.

Đồng Nai Online
Đăng ngày 12/10/2016
Thanh Hải
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:34 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:34 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 13:34 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:34 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 13:34 19/04/2024