Mừng, lo vùng tôm ở Lương Nghĩa

Hiện nay, nhiều nông dân nuôi tôm sú tại xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đang vào giai đoạn thu hoạch với niềm vui trúng mùa, được giá. Tuy mô hình chuyển đổi này bước đầu mang lại cho bà con nơi đây những tín hiệu tích cực, nhưng cũng khiến ngành chức năng không khỏi lo lắng.

nguoi nuoi tom
Người nuôi tôm bên ngoài tuyến đê bao thuộc ấp 6, xã Lương Nghĩa đang phấn khởi vì trúng mùa, bán được giá.

Lương Nghĩa là một trong những xã của huyện Long Mỹ thường phải chịu ảnh hưởng của phèn và xâm nhập mặn gay gắt vào những tháng mùa khô hàng năm, nên việc sản xuất lúa ở đây gặp không ít khó khăn. Do đó, bà con địa phương chỉ canh tác được 2 vụ lúa/năm là Đông xuân và Hè thu muộn (gieo sạ vào đầu tháng 6 khi có mưa xuống).

Trong đó, vụ lúa Hè thu muộn thường cho hiệu quả kinh tế thấp do năng suất không cao, khoảng 400-500 kg/công (1.300m2), đạt lợi nhuận cao nhất cũng ở mức 2 triệu đồng/công, thậm chí có hộ bị thua lỗ khi gặp thời tiết mưa dầm. Trước tình hình trên, không ít nông dân đã tìm cách chuyển đổi hình thức canh tác và mô hình nuôi 2 vụ tôm sú kết hợp với vụ lúa Đông xuân đang được xem là hướng đi phù hợp.

Mô hình triển vọng

Những ngày này, đến khu vực ven tuyến đê bao khép kín, cặp sông cái Ngan Dừa (giáp ranh huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu), thuộc ấp 6, xã Lương Nghĩa thì dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân tất bật thu hoạch vụ tôm sú đầu tiên trong năm, với niềm vui trúng mùa, bán được giá cao. Chỉ tay về phía vuông tôm của gia đình vừa xổ được 3 đêm, bà Nguyễn Thị Nga cười tươi cho biết sau gần 10 năm vừa học hỏi kỹ thuật vừa nuôi tôm của những hộ dân ở phía bên kia sông thuộc huyện Hồng Dân thì chỉ có năm nay là trúng đậm.

“Tuy mới xổ được 3 đêm nhưng nhìn số lượng tôm bắt được, cộng với việc thấy tôm còn trong vuông khi pha đèn pin vào ban đêm, tôi đánh giá vụ này đạt khoảng 400kg tôm/ha, tăng khoảng 50 kg/ha so với cùng kỳ. Hiện thương lái mua tôm tại vuông có giá là 190.000 đồng/kg (loại 29 con/kg) và 160.000 đồng/kg (loại 46 con/kg), sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình kiếm được khoản lợi nhuận không dưới 60 triệu đồng/ha/vụ thu hoạch, cao gấp 3 lần so với làm lúa trước đây”, bà Nga thông tin thêm.

Với 2,6ha nuôi tôm, gia đình bà Nga chia ra làm nhiều vuông nhỏ để thuận tiện trong việc chăm sóc, cũng như thu hoạch. Hiện những vuông nào đã xổ xong, bà Nga tiếp tục thả thêm lứa tôm thứ hai để kịp thu hoạch vào tháng 10 và tranh thủ xử lý đất chuẩn bị xuống giống lúa Đông xuân, vụ lúa chính trong năm. Bà Nga bày tỏ: “Do đất nuôi tôm nên khi sạ lại thì bà con chỉ trồng được giống lúa lai (F1), rất nhẹ phân bón nhưng lúa lại trúng, với năng suất gần 1 tấn/công, giúp gia đình có thêm nguồn thu kha khá”.

Cách vuông tôm bà Nga không xa, hộ ông Đỗ Vũ Phong đã xổ 3ha tôm sú cách nay mấy ngày, với tổng sản lượng 1,2 tấn, bán giá 210.000 đồng/kg, đạt lợi nhuận 180 triệu đồng. “Năm nay nước mặn về sớm, bà con tranh thủ thả con giống sớm nên giờ bắt đầu thu hoạch và chuẩn bị thả lại vụ 2. Nhờ có kinh nghiệm nuôi nhiều năm, lại thêm điều kiện nguồn nước, thời tiết tốt nên hộ nào cũng trúng mùa tôm”, ông Phong chia sẻ.

Theo tính toán của bà con nuôi tôm ở ấp 6, xã Lương Nghĩa thì chi phí đầu tư rất thấp. Cụ thể, một héc-ta bà con thả khoảng 15 thiên (nghìn) con tôm giống, thời gian nuôi từ 2,5-3 tháng là cho thu hoạch. Trong suốt quá trình nuôi chỉ tốn tiền mua vôi bột về xử lý đất vào giai đoạn trước khi thả con giống và tiền mua xăng, dầu bơm nước mặn từ sông vào khi cần.

Do nuôi trong môi trường tự nhiên, thức ăn của tôm chủ yếu là tảo, không dùng bất cứ thức ăn công nghiệp nào, chỉ khi thấy lượng tảo trong vuông ít đi thì bà con dùng oxy-zeo thả vào vuông nuôi để tạo tảo làm thức ăn cho tôm. Từ đó, chi phí cho mỗi héc-ta thả nuôi khoảng 20 triệu đồng. Một ưu điểm khác của vùng tôm Lương Nghĩa là ngoài tỷ lệ tôm đạt mức tăng trọng khá đồng đều và lớn nhanh, đặc biệt là chất lượng thịt của tôm bảo đảm, ngọt và dai, người tiêu dùng rất ưa chuộng, nên không lo sợ đầu ra gặp khó.

Địa phương lo lắng

Mặc dù mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm sú nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân xã Lương Nghĩa đã khẳng định hiệu quả bước đầu, nhưng chính quyền địa phương đang lo lắng trước thực trạng bà con nằm trong đê bao khép kín bất chấp việc khuyến cáo của cơ quan chuyên môn mà tự ý “xé rào” cho nước mặn vào để thả nuôi tôm. Qua thống kê, hiện toàn xã Lương Nghĩa có gần 50ha nuôi tôm sú, với 34 hộ tham gia, trong đó có đến 12 hộ, với 22ha nằm trong đê bao đã tự ý cho nước mặn vào để nuôi tôm.

Việc làm đó rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến hơn 2.000ha đất sản xuất lúa trong khu vực đê bao khép kín của xã do nước mặn xâm nhập tràn lan, khó kiểm soát. Ông Huỳnh Hoàng Đệ, Phó Chủ tịch UBND xã Lương Nghĩa, thừa nhận: Quan điểm của địa phương là chỉ tạo điều kiện cho mô hình này phát triển ở vùng ngoài đê bao. Còn đối với những hộ nằm trong đê bao đã tự ý cho nước mặn vào ruộng để nuôi tôm, địa phương đã đến nhắc nhở và buộc phải làm bờ bao xung quanh vuông nuôi cho chắc chắn, đồng thời thường xuyên giám sát việc thả nuôi để không làm ảnh hưởng đất lúa xung quanh.

Ông Đệ cho rằng: “Về lâu dài địa phương sẽ đề xuất giải pháp căn cơ hơn. Song trước mắt đề nghị ngành chức năng của huyện Long Mỹ, trong mùa khô 2017 tới cần xuống nắp cống và đắp các đập thời vụ ngăn mặn sớm hơn để nước mặn không vào được kênh nội đồng thì bà con trong đê sẽ không lấy được nước mặn nuôi tôm giống vụ này”. Còn Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Mỹ Lê Hồng Việt khẳng định: Hiện nay, huyện chưa có quy hoạch vùng nuôi tôm ở xã Lương Nghĩa, nông dân chỉ nuôi tự phát.

Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả vùng đất ngoài bờ bao nói trên, tới đây ngành nông nghiệp huyện sẽ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền về việc phát triển vùng nuôi tôm cụ thể đối với khu vực này. “Ngành sẽ triển khai kế hoạch tập huấn về các biện pháp kỹ thuật để bà con thả nuôi đạt hiệu quả hơn. Đồng thời, đề nghị chính quyền địa phương tuyệt đối không để hộ dân trong đê bao tiếp tục lấy nước mặn thả nuôi tôm, nhằm tránh gây ảnh hưởng đến vùng sản xuất lúa ở địa phương”, ông Việt nhấn mạnh.

Nhìn những vuông tôm rộng lớn bên ngoài tuyến đê bao khép kín chạy dài thuộc địa bàn ấp 6, xã Lương Nghĩa đang mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân thì ít ai biết rằng, trước đây, khu vực này là cánh đồng lúa thất bát, hay ruộng bỏ hoang với những đám cỏ dại mọc um tùm vì phèn, xâm nhập mặn. Vì vậy, có được mô hình chuyển đổi nuôi 2 vụ tôm sú và trồng 1 vụ lúa đang cho hiệu quả kinh tế tích cực là điều rất cần thiết.

Thiết nghĩ, ngành chức năng cần sớm có nghiên cứu quy hoạch những vùng nuôi cụ thể và mang tính định hướng của ngành, tránh trường hợp bà con nuôi tự phát, chạy theo phong trào sẽ thiếu tính bền vững, không khéo còn ảnh hưởng đến những hộ xung quanh. Trước hết có thể xem xét nhân rộng đối với gần 100ha đất ven đê còn lại tại xã Lương Nghĩa nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu…

Báo Hậu Giang, 20/07/2016
Đăng ngày 24/07/2016
Hữu Phước
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 15:46 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 15:46 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 15:46 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 15:46 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 15:46 25/04/2024