Nô lệ thời hiện đại (K1): Chuyện của Seuy San

Các chính trị gia và nhà hoạt động nhân quyền Hoa Kỳ kêu gọi người dân ngưng mua tôm Thái Lan, sau khi hãng tin AP ngày 14-12 đăng phóng sự điều tra về tình trạng nô lệ lao động trong ngành công nghiệp tôm của nước này. Tuy nhiên, điều tra từ năm 2014 của báo Guardian (Anh) cho biết tình trạng nô lệ lao động ở Thái Lan không chỉ giới hạn trong ngành tôm; người lao động bị buôn bán như món hàng và có thể bị giết bất cứ lúc nào. Tệ hơn, có thể có sự tham gia của nhà chức trách trong hoạt động buôn bán nô lệ ở Thái Lan.

kể chuyện
Seuy San kể lại câu chuyện của mình tại một sự kiện trong dự án Migra-Safe.

Kỳ vọng có được mức lương cao hơn đã khiến khoảng 1 triệu người Campuchia sang Thái Lan mỗi năm. Nhưng vì nhập cảnh bất hợp pháp nên họ dễ dàng trở thành mục tiêu của lao động cưỡng bức và bóc lột.

Từ mơ ước đổi đời

3 năm trước, với công việc thợ hồ không đủ nuôi sống gia đình, Seuy San tìm cách đến Thái Lan. Cũng như hàng trăm ngàn người Campuchia di cư tìm việc khác, động lực của ông đơn giản: “Tôi nghe nói có công việc ở Thái Lan tốt hơn và tôi biết đồng baht (tiền Thái) trị giá hơn riel (tiền Campuchia). Vì vậy tôi quyết định ra đi”. Đó là một quyết định khiến ông suýt mất cả mạng sống. Sau khi trò chuyện với những người làng đã từng sang Thái Lan làm việc, San đợi ở biên giới 2 ngày. Khi màn đêm buông xuống vào ngày thứ hai, ông vượt qua biên giới vào Thái Lan và chờ đợi thêm 1 ngày nữa. Đến đón họ là nhóm đàn ông đi xe tải nhỏ. “Họ sử dụng điện thoại di động làm đèn pin để xem ai trong chúng tôi khỏe mạnh, sau đó họ đặt chúng tôi nằm xếp lớp trên thùng xe tải, tổng cộng 3 lớp như vậy, người khỏe mạnh nhất nằm ở dưới, tổng cộng khoảng 20 người. Sau cùng, họ phủ một tấm bạt lên và bảo chúng tôi không được phát ra bất kỳ tiếng động nào” - San nhớ lại.

Sau 8 giờ nghẹt thở, xe tải dừng lại trong một khu rừng. San và 5 người Campuchia khác bị dồn vào một cái lồng và khóa lại. “Để cảnh sát không phát hiện” - những người Thái Lan giải thích. Sau đó, họ được đề nghị mức lương 200USD/tháng - cao hơn nhiều so với thu nhập ở nhà - để làm việc tại các công trình xây dựng ở Bangkok. Tuy nhiên, họ phải trả cho những kẻ bắt cóc kiêm ông chủ của mình 80USD tiền vận chuyển đến thủ đô Thái Lan, 80USD cho giấy tờ hợp lệ và 30USD/tháng cho các vật dụng như mùng mền. Sau 1 tháng làm việc, nhận ra rằng sẽ không thể nhận được mức lương như hứa hẹn, San đã tìm cách chạy trốn và bị lạc trong thành phố. “Tôi gặp một tài xế Taxi và đưa anh ta 12USD để chở tôi về Campuchia, nhưng anh ta lấy tiền rồi chạy mất” - San kể.

Nô lệ trên tàu cá

Tuyệt vọng và kiệt sức, San đi thẳng tới một đồn cảnh sát, tin rằng nếu bị bắt vì nhập cư bất hợp pháp họ sẽ trục xuất ông về nhà. Tuy nhiên, một lần nữa San đã nhầm, những cảnh sát kia thực tế là các nhân viên bảo vệ, đã dẫn San cùng một người bạn đến nhà một người đàn ông. Người đó hứa sẽ giúp họ kiếm đủ tiền để có thể trở lại Campuchia. Họ ở 2 ngày trong một ngôi nhà trước khi được đưa lên 1 xe container. Sau cuộc hành trình khoảng 15 giờ, khi container mở ra, họ thấy mình đang ở trên một chiếc thuyền đánh cá trên biển. San kể: “Tôi đã làm việc trên thuyền trong khoảng 1 tháng, kéo lưới bắt cá. Trong 2 tuần đầu tiên, tôi vẫn khỏe, nhưng sau đó tôi yếu dần vì chỉ được ngủ 1 giờ mỗi ngày. Khi chúng tôi mệt mỏi, họ đưa một chất bột bảo chúng tôi hòa tan trong nước để uống. Tôi đã ném nó đi 2 lần. Khi phát hiện tôi không uống họ đã đánh và dọa sẽ giết tôi. Tôi không biết đó là thứ gì, nhưng khi uống vào tôi thấy khỏe lại và không cần phải ăn cơm”.

Nhưng thực phẩm và chất bột kia không đủ giúp tất cả mọi người khỏe mạnh. Một ngày, chủ tàu đã ném một người Lào bị mất sức xuống biển. San làm việc trên tàu 1 tháng. Nếu đầu bếp trên tàu không giúp họ trốn thoát khi tàu cập cảng, San nghĩ rằng mình và người bạn Campuchia có thể sẽ chết như anh bạn người Lào. Lần này may mắn đã đến với họ. Sau khi chạy khỏi tàu và trốn trong những bụi cây, cuối cùng họ gặp những cảnh sát thực thụ và bị trục xuất về nước.

Chuyện của San không phải hiếm đối với hàng trăm ngàn người Campuchia đến Thái Lan để tìm việc làm mỗi năm. Theo ước tính, mỗi năm có từ 660.000 đến 1 triệu người Campuchia di cư sang Thái Lan để tìm việc. Nếu không có giấy tờ hợp pháp, họ dễ thành mục tiêu của bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động và nô lệ hiện đại.

Chuyện phố biến

San đã kể lại câu chuyện của mình cho những người Campuchia khác, trong một dự án giúp đỡ những người có ý muốn sang Thái Lan tìm việc, do tổ chức phi lợi nhuận Gruppo di Volontariato Civile (GVC) tổ chức. Trong sự kiện đó, nhiều người lần lượt kể lại câu chuyện của mình cho những người đang muốn đi tìm việc nghe. Một người đàn ông kể đã bị lừa làm hộ chiếu giả mất 200USD; một người phụ nữ kể đã bị phạt 500 baht/ngày do làm việc bất hợp pháp. Stefania Pirani, người đứng đầu dự án Migra-Safe của GVC, cho biết mục đích của chương trình không phải để cản trở di cư, nhưng để cảnh báo người dân về sự nguy hiểm họ có thể phải đối mặt.

“Mọi người đều thiếu thông tin cơ bản do  sống ở vùng sâu vùng xa và chỉ nghe nói ở Thái Lan có công việc. Họ đưa ra quyết định đi trong vài giờ và đón taxi đi qua biên giới. Họ không hề biết hộ chiếu hoặc những giấy tờ tương tự” - Pirani nói. Trong khi đó, lao động nhập cư Campuchia tại Thái Lan không chỉ cần hộ chiếu, visa, mà còn cả giấy phép lao động, thẻ nhân công Campuchia ở nước ngoài và hợp đồng lao động. Vào tháng 6-2014, chính phủ Campuchia đã triển khai gói hỗ trợ người xuất cảnh lao động, gồm tất cả giấy tờ cần thiết và phí vận chuyển đến biên giới cùng thực phẩm với tổng cộng 49USD, nhưng chi phí thực sự để làm việc hợp pháp ở bên kia biên giới cao hơn nhiều. Và thực tế rất khó để có hộ chiếu ở mức giá nói trên do tình trạng kém minh bạch và tham nhũng tại Campuchia. Chi phí thực tế của việc cấp hộ chiếu khoảng 200-500USD và thời gian 4-6 tháng, trong khi thu nhập trung bình hàng năm ở Campuchia khoảng 1.000USD. Chính vì thế, đa số người dân Campuchia vẫn chọn cách vượt qua biên giới mà không có giấy tờ hợp pháp. Tuy nhiên, Seuy San nói: “Tôi sẽ không bao giờ quay trở lại Thái Lan, ngay cả khi có các giấy tờ hợp pháp”.

(Còn tiếp)

SGĐT, 21/12/2015
Đăng ngày 24/12/2015
Vĩnh Cẩm
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 03:14 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 03:14 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 03:14 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 03:14 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 03:14 29/03/2024