Nông dân Bangladesh làm giàu từ nuôi cá trong bể lọc tuần hoàn

Nuôi cá trong bể giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và đất nông nghiệp, tăng năng suất gấp hàng chục lần so với nuôi trong ao ngoài trời.

nuôi thủy sản tuần hoàn
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) tại Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Bangladesh.

Phải mất khoảng 7 tháng thì một trang trại có kích thước bằng một sân bóng đá mới có thể nuôi lớn 2 tấn cá da trơn. Làm thế nào để có được sản lượng tương tự nhưng rút ngắn chỉ còn nửa thời gian nuôi trong diện tích chỉ bằng khu vực vòng cấm địa của sân bóng. Một nông dân nuôi cá ở Bangladesh đã chứng minh có thể hiện thực hóa điều này bằng cách sử dụng hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS).

RAS bao gồm nhiều bể nuôi gắn những bộ lọc nước để giữ môi trường sống thích hợp cho cá quanh năm. Chất lượng nước được đảm bảo nhờ cơ chế xử lý cơ học loại bỏ các tạp chất, đồng thời cơ chế sinh học chuyển đổi các hóa chất độc hại trở thành chất có ích.

Vào năm ngoái ông Shamsul Alam - chủ trang trại Agro3 Fishery, đã bắt đầu nuôi cá trong nhà bằng việc xây dựng 8 bể cá tuần hoàn ở vùng Mymensingh. Mới đây ông đã đưa ra thị trường thành công đơn hàng đầu tiên 500kg cá trèn. 200kg cá khác đang được vận chuyển đến các chợ đầu mối và một lượng lớn cá chốt sẽ bán trong tháng tới.

"Chi phí sản xuất cho 1kg cá bằng hệ thống bể RAS tính ra rẻ hơn 3 lần so với cách nuôi thông thường, tạo lợi nhuận cao", ông Shamsul Alam chia sẻ.

Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Bangladesh (BCSIR), cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của quốc gia, đã đến trang trại Agro3 Fishery để tìm hiểu và tiến hành lắp đặt RAS ngay tại cơ quan thử nghiệm thực tế.

"Mô hình này rất sáng tạo và đầy hứa hẹn. Chúng tôi đã gắn các bể nuôi cá trong nhà để nghiên cứu và giới thiệu đến những người quan tâm. Khi doanh nghiệp bắt đầu chú ý đến RAS sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực nuôi cá ở Bangladesh", ông Rezaul Karim - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Đổi mới tại BCSIR nói.

BCSIR đang vận hành 11 bể cá với sản lượng tối đa 15 tấn, sử dụng 33.000 lít nước tái sử dụng để nuôi các loại cá rô phi, cá da trơn và cá trèn. Sau thời gian nuôi thử nghiệm thành công, BCSIR đã bán cho siêu thị bán buôn Shwapno 100kg cá rô phi. sắp tới Hội đồng sẽ đẩy mạnh quảng bá hệ thống RAS để khuyến khích mô hình nuôi cá trong nhà trên toàn quốc.

"Đã có khoảng 23 doanh nghiệp đã bày tỏ sự quan tâm đến công nghệ RAS, liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu những máy móc cần thiết và các chi phí để xây dựng hệ thống hoàn chỉnh", ông Rezaul Karim - nhà nghiên cứu tại BCSIR cho biết.

nuôi cá tuần hoàn
Mẻ cá rô phi do Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Bangladesh nuôi trong bể nuôi trồng thủy sản tuần hoàn vừa được bán cho siêu thị.

Hệ thống RAS giải quyết tốt vấn đề hạn chế diện tích nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh, đồng thời tăng sản lượng lên đáng kể. Đầu tư cho một trang trại nhỏ gồm 6-8 bể cá, thiết bị lọc nước tuần hoàn và hệ thống làm giàu ôxi, hệ thống thông khí và một máy phát điện dự phòng.

Ưu điểm của RAS là có thể nuôi cá với mật độ rất cao. So với mức 1-2kg cho mỗi mét khối nước trong ao hồ ngoài trời, cá nuôi trong bể RAS có thể đạt mật độ 20-60kg một mét khối nước, tùy thuộc vào loài cá chọn nuôi. Ví dụ như tại trang trại Agro3, cứ mỗi mét khối nước trong bể ông Shamsul nuôi được 35kg cá trèn, 60kg cá trê lai và lên đến 80kg cá basa. Đồng thời số lượng nhân công cũng giảm đáng kể so với những trang trại lớn.

Giáo sư Wahida Haque thuộc Đại học Dhaka đánh giá bể nuôi tuần hoàn là một cách tốt để làm tăng năng suất một số loài cá nuôi, tuy nhiên nó không thích hợp cho tất cả các loại. Chưa kể chi phí đầu tư ban đầu không hề rẻ nên để phổ biến mô hình này đến mọi người nông dân cần nhiều nguồn hỗ trợ. Vấn đề là các chuyên gia cần nghiên cứu để giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa với nguồn lực hiện tại của người dân.

Với sản lượng hàng năm gần 1,8 triệu tấn cá nuôi, Bangladesh là nước đứng thứ 5 thế giới về nuôi trồng thủy sản nội địa, sau Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam, theo số liệu công bố từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).

VNExpress
Đăng ngày 16/02/2017
Minh Trí
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 15:08 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 15:08 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 15:08 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 15:08 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 15:08 24/04/2024