Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học: Hướng đi đầy triển vọng

Trong khi đại đa số các hộ dân nuôi trồng thuỷ sản điêu đứng vì nắng hạn, tôm chết liên tục, thì 24 hộ dân ấp Kinh 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, lại vô cùng hồ hởi vì trúng liền 2 vụ tôm, cua kể từ khi tham gia tổ hợp tác sản xuất nuôi tôm quảng canh cải tiến bằng chế phẩm sinh học.

chài kiểm tra tôm
Thường xuyên kiểm tra tôm trong ao nuôi để có hướng xử lý kịp thời là một trong những yếu tố góp phần thành công của mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học của bà con ấp Kinh 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình.

Cùng là mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến nhưng với chuyển biến trong ý thức và sự hỗ trợ sát sao của nhân viên kỹ thuật, có những hộ tham gia trong mô hình mang về thu nhập khá cao trong điều kiện thiên tai khốc liệt trên diện rộng như hiện nay.

Những cơn mưa trong những ngày qua khiến niềm vui của ông Huỳnh Văn Dũng nhân lên khi độ mặn trong vuông chỉ còn khoảng 20%o. Ông Dũng hiện là tổ trưởng của 24 hộ dân của ấp Kinh 6 tham gia mô hình. Trước khi tham gia mô hình này, gia đình ông Dũng gặp vô cùng khó khăn do 1,5 ha tôm quảng canh chết liên tục, gần như không có thu hoạch gì trong suốt thời gian dài gần 1 năm.

“Do không sống nổi với con tôm, gia đình đã dự định cho thuê đất để chuyển sang kiếm việc khác làm”, ông Dũng chia sẻ. Tuy nhiên, giờ đã khác, kể từ ngày thả đợt tôm đầu tiên, ngày 17/2/2016 đến nay, 1,5 ha đất của gia đình đã mang về cho ông gần 50 triệu đồng. Ông vui mừng chia sẻ: “Ðây là thu nhập cao nhất kể từ khi bắt đầu nuôi tôm đến thời điểm này, không chỉ tôm cho thu hoạch cao mà cả cua cũng mang về lợi nhuận khá lớn”.

Ðây là mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến bằng men vi sinh trong dự án hợp tác giữa 3 trường đại học của Australia và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia. Dự án được triển khai với hình thức hỗ trợ nông dân không hoàn lại về giống tôm, giống lúa, cũng như kỹ thuật và 70% tiền thức ăn, men vi sinh.

Chia sẻ về dự án, chị Triệu Mỹ Hoà, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã và là người phụ trách mô hình, cho biết, yêu cầu nông dân chỉ đơn giản là ghi chép tất cả thời gian, số lượng sử dụng thức ăn, men vi sinh, kiểm tra các chỉ số nước trong ao nuôi định kỳ hằng tuần và điện báo cho nhân viên kỹ thuật khi thấy tôm có dấu hiệu bất thường, cũng như nước trong ao có biến động.

Tuy số lượng hiện nay còn khá hạn chế, chỉ khoảng 24 hộ dân trên địa bàn xã tham gia với 20 ha, nhưng mô hình hiện nay đã tạo được sự phấn khởi và hướng đi mới cho cách thức tổ chức sản xuất con tôm hiện nay. Theo Chủ tịch UBND xã Tân Bằng Lê Hoàn Phương, trong khi hơn 3.200 ha tôm trên địa bàn bị thiệt hại do đợt nắng hạn vừa qua, thì các hộ dân này lại sản xuất hiệu quả. Từ hiệu quả ấy, ngoài việc cải thiện đời sống người dân còn tạo nên không khí phấn khởi cho người nuôi tôm trên địa bàn.

Là người trực tiếp quản lý mô hình trong suốt thời gian vừa qua nhưng bà Hoà hiện nay vẫn còn khá dè dặt trong việc khẳng định mô hình này khi chia sẻ: “Phải đợi người dân thu hoạch hết đợt thả giống ngày 12/5 mới có thể khẳng định được”. Thời tiết nắng nóng vừa qua đã khiến tỉnh phải công bố thiên tai mức độ 2 trên lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản là liều thuốc test cho hiệu quả của mô hình.

Theo nhận định của ông Dũng, kỹ thuật được áp dụng trong suốt quá trình nuôi là không phải quá khó và đòi hỏi cao, nhưng cái cốt lõi là chất lượng đầu vào con giống được xét nghiệm khá kỹ cũng như chất lượng nguồn nước trong ao nuôi và cả nước khi cấp vào ao. Từ đó, dù cho thời tiết nắng nóng nhưng hiệu quả trong sản xuất mang về cũng khá cao, người dân vô cùng phấn khởi.

Ðã có thâm niên trên 10 năm theo nghề nuôi tôm ở đây nhưng năm nay được xem là năm mà gia đình ông Nguyễn Văn Bi thành công nhất. Ông Bi chia sẻ, tôm chỉ nuôi khoảng 2,5 tháng là đạt trọng lượng 40 con/kg. Thậm chí đợt đầu tiên khi nắng chưa gay gắt lắm, độ mặn còn thấp, tôm nuôi đạt đến 20 con/kg chỉ khoảng 3 tháng nuôi. Quá trình nuôi gần như không sử dụng hoá chất kháng sinh gì, ngoại trừ men vi sinh. Ðây là hiệu quả ngoài mong đợi của người dân khi tham gia mô hình.

Rõ ràng, việc sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm quảng canh cải tiến là không mới đối với nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Nhưng chính sự theo dõi kiểm tra sát sao đầu vào nguồn con giống, nguồn nước và sự gắn bó hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật và người nông dân chính là yếu tố quan trọng góp phần cho mô hình thành công đến thời điểm này. Theo nhận định của bà Hoà, đây là mô hình rất dễ nhân rộng, sau thu hoạch đợt tới có đánh giá chính thức hiệu quả, khi ấy sẽ có kế hoạch tham mưu nhân rộng mô hình trong dân./.

Báo Cà Mau, 30/05/2016
Đăng ngày 31/05/2016
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 13:53 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 13:53 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 13:53 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:53 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:53 25/04/2024