Nuôi tôm bền vững trong rừng ngập mặn của Việt Nam

Mờ sáng, khi bình minh chưa lên, tại một nơi ở vùng châu thổ ngập mặn Miền Nam Việt Nam, anh Tô Công Văn đã thức giấc và chăm chỉ kéo lưới thu hoạc tôm cung cấp cho toàn thế giới.

tôm sinh thái
Thăm lú và phân loại tôm

Trước khi những tia nắng đầu tiên xuất hiện tại khu vực cửa sông của tỉnh Cà Mau, anh Văn và vợ con đã phân loại xong khoảng 50Kg tôm thu hoạch được để bán cho các nhà máy chế biến thủy sản gần nhà. Tại nhà máy, tôm của anh Văn sẽ tiếp tục được phân loại, làm đông lạnh và đóng gói để xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.

Thu nhập từ nghề nuôi tôm trong những năm gần đây khuyến khích anh Văn và hàng ngàn người nông dân khác tại vùng đồng bằng của tỉnh Cà Mau chuyển đổi hướng sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm thâm canh. Cà Mau là nơi sản xuất đến một nửa sản lượng tôm của Việt Nam, với giá trị xuất khẩu đạt tới 3,1 tỷ USD chỉ trong năm 2013. Gia đình anh Văn và rất nhiều gia đình khác trong vùng, có cuộc sống mưu sinh phụ thuộc vào con tôm. Tuy nhiên, trong 15 năm qua, rất nhiều người nuôi tôm đã chịu nhiều thiệt hại đến từ dịch bệnh bùng phát trên tôm.

Vai trò quan trọng của rừng ngập mặn đối với hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là môi trường cư trú và sinh sản tự nhiên của tôm và các loài thủy sinh khác, nó cung cấp nguồn thứ ăn từ các chất thải hữu cơ, bóng mát che năng, gốc và rễ cây là nhà cho tôm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về tôm của thị trường thế giới trong 3 thập kỷ qua, hơn một nửa diện tích rừng ngập mặn Việt Nam đã bị chặt bỏ để xây dựng các ao nuôi tôm. Sự phát triển quá nhanh, tràn lan, thiếu hoạch định, không đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường nên gần đây người nuôi tôm liên tục chịu thiệt hại lớn do chi phí ngày càng cao, ô nhiễm môi trường và kèm theo là sự bùng phát của bệnh dịch trên con tôm. Sự phát triển quá nhanh của ngành nuôi tôm tại Việt Nam đã dẫn đến sự tàn phá những cánh rừng ngập mặn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và đời sống của gia đình anh Văn và nhiều người nông dân khác.

Rừng ngập mặn là một thành phần không thể thiếu trong toàn bộ hệ sinh tái tự nhiên, nó đóng vai trò bảo vệ các loài tôm cá trước sự tấn công của thủy triều và những cơn bão, là nơi sinh sản lý tưởng cho các loài thủy sinh. Ngoài ra, những cánh rừng ngập mặn còn là một kho lưu trữ Cacbon Xanh. Cacbon Xanh là lượng Cacbon bị hấp thu và lưu trữ bởi các thảm sinh vật trong đại dương và ven biển. Quá trình hấp thụ Cacbon - giảm thiểu lượng Cacbon ra khỏi bầu khí quyền và cất giữ trong trong các thảm thực vật và trong đất, đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các khí gây hiệu ứng nhà kính và các tác hại của biến đổi khí hậu.

Sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đã phá vỡ cấu trúc tự nhiên của hệ sinh thái: tàn phá rừng ngập mặn, nơi đóng vai trò xử lý 20% tổng lượng khí tải CO2 toàn cầu. Rừng ngập mặn bị phá hủy để đào ao nuôi tôm  sẽ giải phóng một lượng lớn khí Cacbon trong cây rừng và trong đất và bầu khí quyển. Lượng khí nhà kính toàn cầu sinh ra từ quá trình phá rừng ngập mặn toàn cầu ước tính bằng với lượng khí thải từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch của toàn nước Anh.

Sự kết hợp rừng ngập mặn với nuôi tôm bền vững

Ngày càng có nhiều chuyên gia công nhận sự cần thiết có một hướng đi mới gắn việc bảo vệ môi trường bằng các cánh rừng ngập mặn và đồng thời cung cấp một mô hình phát triển bền vững cho ngành công nghiệp nuôi tôm. SVN -  Tổ chức phát triển Hà Lan và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã  triển khai dự án “Rừng ngập mặn và thị trường” (MAM – Mangroves and Markets), tích hợp nuôi tôm sinh thái với bảo vệ rừng ngập mặn tại Cà Mau. Mục tiêu của dự án là phục hồi các cánh rừng ngập mặn đã mất, giảm thiểu lượng khí Cacbon trong môi trường. Thông qua liên minh của các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp và hơn 5.000 hộ nuôi tôm, MAM cung cấp các khóa đào tạo về nuôi trồng tôm sinh thái và cách Marketing sản phẩm, đồng thời đưa ra sự hỗ trợ trồng mới và quản lý rừng ngập mặn.

Dự án MAM sử dụng mô hình nuôi tôm truyền thống, với sự tích hợp nuôi tôm ngay trong môi trường tự nhiên của rừng ngập mặn để giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trên tôm. Các trang trại nuôi tôm trong dự án thả nuôi tôm với mật độ thấp và phải đáp ứng yêu cầu tối tiểu 50% diện tích là rừng ngập mặn, hình thức quảng canh này có chi phí thấp hơn nhiều so với hình thức nuôi thâm canh khác. Đây chính là mô hình bền vững cho những nông dân nuôi tôm với quy mô nhỏ, nhưng chiếm số lượng đa số trong tổng số cá nhà sản xuất tôm.

Anh Văn là một thành viên của một trong 35 nhóm hộ nông thân tham gia dự án MAM, để nhận sự hỗ trợ cho hình thức nuôi tôm truyền thống với hiệu quả cao.

“Diện tích rừng ngập mặn trên đất của tôi là ít hơn yêu cầu 50% của dự án. Tôm của tôi đã chết khá nhiều do bênh dịch, đặc biệt là trong những diện tích không có sự bảo vệ của rừng ngập mặn. Từ đó tôi nhận ra được lợi ích mang lại từ rừng ngập mặn cho nghề nuôi tôm của tôi.” Anh Văn cho biết.

Tuy vậy, các trang trại nuôi tôm truyền thống lại không có năng suất cao như hình thức nuôi thâm canh; nhưng sự ổn định, bền vững và lợi nhuận trong dài hạn là điều mà hình thức này mang lại. Chứng nhận tôm hữu cơ sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu, với giá tôm cao hơn và qua đó thúc đẩy nuôi tôm quy mô nhỏ. MAM lựa chọn tiêu chuẩn toàn cầu Naturland, chứng nhận hữu cơ phù hợp nhất với các yêu cầu về bảo vệ rừng ngập mặn. Kể từ khi dự án bắt đầu trong năm 2012, MAM đã đào tạo hơn 1.300 nông dân nuôi tôm thực hành phương pháp nuôi tôm sinh thái và phục hồi những cánh rừng ngập mặn.

Phương pháp nuôi gắn với rừng ngập mặn, mang lại hiệu quả và sự phát triển bền vững

Với chứng nhận tôm sinh thái hữu cơ, MAM hướng dẫn các nông dân đàm phán thỏa thuận mua bán thành công với Minh Phú – Công ty sản xuất và chế biến tôm lớn thứ hai thế giới về giá trị xuất khẩu. Theo đó, nông dân có thể bán tôm của họ với giá cao hơn 10% so với thị trường. Thu nhập từ nuôi tôm trong rừng ngập mặn trong năm 2013 đã tăng 1,5 lần so với nuôi tôm thâm canh không có rừng ngập mặn trước đây. Anh Văn đã thực sự nhận ra những giá trị mà phương pháp này mang lại.

Anh Văn cho biết: “Trước đây, nông dân có thể kiếm 60 – 70 triệu VNĐ một năm. Nhưng từ khi tham gia và dự án, chúng tôi có thể kiến được thu nhập từ 150 – 200 triệu VNĐ/năm”

Dự án này không chỉ mang lại lợi ích cho người nông dân. Ông Lê Văn Quang, giám đốc điều hành của Minh Phú đánh giá cao giá trị mà dự án mang lại cho doanh nghiệp của ông, và bảo vệ rừng ngập mặn cũng là một trách nhiệm của doanh nghiệp.

“Với tôm có chứng nhận nuôi sinh thái từ những người nông dân trong khu vực, chúng tôi có thể giám sát toàn bộ quá trình nuôi tôm và bảo vệ rừng ngập mặn. Bảo vệ rừng ngập mặn cũng là trách nhiệm của chúng tôi, đồng thời ngành công nghiệp nuôi tôm tại đây sẽ phát triển bền vững đủ để cung cấp tôm cho nhà máy của chúng tôi và nhu cầu toàn cầu”. Ông Quang cho biết thêm.

Sự ổn định của thị trường và sự tăng lên của thu nhập từ nuôi tôm có chứng nhận sinh thái tạo động lực mạnh mẽ cho tất cả các bên thuộc chuỗi giá trị tôm, qua đó giúp duy trì và bảo vệ rừng ngập mặn.

Nếu không có sự hỗ trợ từ chính quyền Trung ương cũng như địa phương, lợi ích mang lại từ dự án sẽ rất ngắn ngủi. SNV đã nhận được sự hỗ trợ liên tục từ Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, IUCN và Tổ chức The Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit GmbH (GIZ) để xây dựng một chính sách quốc gia, cung cấp cơ sở pháp lý để bảo vệ rừng ngập mặn. Nuôi tôm bền vững giúp làm giảm lượng khí thải Cacbon từ chặt phá rừng và suy thoái rừng, chính sách cũng tận dụng tài chính Cacbon (carbon finance) để tài trợ cho việc khôi phục rừng ngập mặn.

Mở rộng các lợi ích của nôi tôm bền vững

Dự án MAM tiếp tục tăng cường sự can thiệp vào quá trình bảo vệ và phục hồi các cánh rừng ngập mặn. Trong đó, bao gồm việc cải thiện quản lý rừng bằng các tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về Giảm khí thải từ việc phá rừng và suy thoái rừng (UN REDD+). Mặt khác, nhóm triển khai dự án cũng tham khảo các tiêu chuẩn của  Naturland để đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về khí thải Cacbon vào trong quy trình chứng nhận của họ. Sự thay đổi này sẽ cho phép người nông dân kiếm được lượng “tín dụng Cacbon” lưu trữ trong chuỗi giá trị tôm của họ, và đó sẽ như một khoản tiền tiếp kiệm cho họ, giúp họ phát triển nuôi tôm bền vững. Hơn nữa tiêu chuẩn chứng nhận mới này sẽ có thêm yêu cầu về biến đổi khí hậu, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu.

Qua chuỗi giá trị tôm tại Cà Mau, SNV đang làm việc với các nhà sản xuất, các doanh nghiệp và các chính phủ để cải thiện thu nhập cho người nông dân như anh Văn, khuyến khích việc bảo vệ rừng ngập mặn, và đảm bảo một sự phát triển bền vững trong tương lai cho nghành nuôi tôm.

Trần Quốc Vân, lãnh đạo của một nhóm nông dân tham gia dự án cho thấy sự lạc quan về tương lai: “Tất cả những người nông dân đã thực hiện những gì họ học được vào thực tế trang trại của họ, vì vậy dự án đã mang lại thành công thực sự cho chúng tối. Và với kế hoạch mở rộng diện tích dự án hướng tới 6.000 hecta, đó mới chỉ là một sự khởi đầu”

Đăng ngày 27/02/2017
Hồng Cẩm
Nuôi trồng

Thị trường Nhật chuộng tôm sú chế biến của Việt Nam

Tôm sú chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh trong năm nay nhờ nhu cầu tăng cao bởi người tiêu dùng nước này.

Thị trường Nhật chuộng tôm sú chế biến của Việt Nam. Ảnh: cdn.tgdd.vn
• 14:01 01/12/2022

Nuôi xen ghép tôm - cua - cá cho hiệu quả lớn

Trung tâm Khuyến nông- KN Quảng Bình vừa triển khai thành công mô hình nuôi thủy sản xen ghép tôm sú, cá nâu và cua ở xã Quảng Văn (thị xã Ba Đồn).

Tôm sú. Ảnh: agri.vn
• 10:59 12/11/2022

Vì sao giá tôm ở miền Tây đột ngột tăng mạnh

Ba ngày qua, tại Sóc Trăng, Cà Mau... giá tôm nguyên liệu loại kích cỡ lớn tiếp tục tăng cao.

Giá tôm
• 11:43 23/09/2022

Nhiều nông dân mở rộng mô hình nuôi tôm sinh thái

Mùa vụ nuôi tôm vùng nước mặn và lợ năm nay, hàng nghìn hộ nông dân ở các huyện ven biển Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh tiếp tục mở rộng mô hình nuôi tôm sinh thái (rừng – tôm), nhất là đối với tôm sú. Đây là mô hình vừa đảm bảo tính hiệu quả bền vững, vừa bảo vệ môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu.

nuôi tôm sinh thái
• 09:00 17/09/2022

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 05:01 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 05:01 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 05:01 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 05:01 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 05:01 26/04/2024