Nuôi tôm không kháng sinh, tạp chất

Từ năm 2012 đến nay, qua kiểm tra ngành chức năng chưa phát hiện tạp chất, dư lượng kháng sinh có trong tôm nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh. Đây là tín hiệu vui để ngành nuôi tôm tiếp tục phát triển theo hướng an toàn, bền vững.

nuôi tôm
Thu hoạch tôm nuôi. Ảnh: N.Q.V

Chưa phát hiện chất cấm

Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua nhiều lô hàng xuất khẩu tôm của Việt Nam bị các nước EU và Nhật Bản liên tục trả lại do phát hiện dư lượng kháng sinh. Trong đó nổi bật là Chloramphenicol - kháng sinh có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao được người nuôi tôm thường sử dụng. Một chất khác là Enrofloxacin - kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, giúp tôm nuôi ít bị tấn công gây bệnh cũng được nông hộ hay sử dụng. Các chất này đã được Bộ NN&PTNT đưa vào danh sách cấm sử dụng. Ông Phan Quang Dũng - Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Quảng Nam khẳng định, 2 chất này không phát hiện trên tôm thương phẩm tại Quảng Nam. Theo ông Dũng, trong các mẫu kiểm tra được lấy khi tôm nuôi thu hoạch ở 6 địa phương nuôi tôm của Quảng Nam không hề có 21 chất kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi thủy sản. Từ năm 2012 đến nay, theo hợp đồng đã ký với Cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản (Bộ NN&PTNT), ngành chức năng đã tiến hành lấy hơn 400 mẫu tôm thương phẩm nhưng không phát hiện dư lượng kháng sinh. “Kháng sinh tồn dư trên tôm thương phẩm có thể có do người nuôi sử dụng hoặc cơ sở thu mua bơm vào để bảo quản sản phẩm. Với chức trách của mình, chúng tôi đã sàng lọc, kiểm tra kỹ càng nhưng chưa phát hiện kháng sinh tồn dư. Đây là điều rất thuận lợi để tôm thương phẩm được nuôi từ Quảng Nam có thể xuất khẩu thuận tiện cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng nội địa” - ông Dũng nói.

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho rằng, dư lượng kháng sinh nếu bị phát hiện trong tôm thương phẩm là do nhiều yếu tố. Thứ nhất là do người nuôi tôm không tuân thủ về quy trình sử dụng kháng sinh trong khi nuôi. Thứ 2 là dùng các chất kháng sinh bị cấm sử dụng. “Chúng tôi đã tuyên truyền rất cụ thể rằng, người nuôi tôm không được sử dụng kháng sinh trước ngày thu hoạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Danh mục các chất kháng sinh cấm sử dụng do Bộ NN&PTNT ban hành cũng đã được phổ biến rộng rãi ở 6 địa phương ven biển. Việc không phát hiện dư lượng kháng sinh trong tôm thương phẩm là rất đáng mừng, cho thấy chủ trương phát triển thủy sản bền vững đi đúng hướng” - bà Tâm nói.

Cũng theo bà Tâm, tôm thương phẩm lưu thông trên địa bàn Quảng Nam không có tạp chất. “Đối tượng thủy sản chủ lực được nuôi ở miền Nam là con tôm sú có trọng lượng rất lớn, người tiêu dùng rất khó nhận biết khi bị bơm tạp chất nên các cơ sở thu mua tôm lợi dụng. Còn ở Quảng Nam, tôm thẻ chân trắng có kích cỡ nhỏ hơn rất nhiều nên khó có thể bơm tạp chất. Tạp chất trong con tôm thường là nước, sương sa, sương sáo không gây hại sức khỏe người sử dụng nhưng không thể chấp nhận được vì là gian lận thương mại. Rất may là tình trạng này đã chưa diễn ra ở Quảng Nam” - bà Tâm khẳng định.

Vì con tôm sạch

Theo ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, việc lấy mẫu và không phát hiện các chất tồn dư kháng sinh trên tôm thương phẩm của Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản Quảng Nam đã cho thấy nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đi vào quỹ đạo nuôi sạch. Điều này được chứng minh từ năm 2012 đến nay, qua hơn 400 mẫu xét nghiệm, ở cả 6 địa phương ven biển là đáng ghi nhận. Ông Tấn cho rằng, kháng sinh vẫn được sử dụng để điều trị bệnh cho tôm. Điều này là chuyện tất nhiên nên vấn đề đặt ra là phải sử dụng các chất kháng sinh không bị cấm, sử dụng đúng liều lượng và không sử dụng 4 tuần trước khi thu hoạch. Chỉ có vậy mới đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều quan trọng nhất là để hạn chế sử dụng kháng sinh, người nuôi cần phải khống chế ở mức có thể các yếu tố gây bệnh trên tôm nuôi. Bởi vậy, việc đầu tư nuôi tôm đồng bộ, từ cải tạo ao, sử dụng con giống sạch bệnh, lắng lọc nguồn nước nuôi tôm tốt, quản lý, chăm sóc tôm nuôi đúng quy trình là hết sức cấp thiết. “Khi người nuôi bán tôm thương phẩm cho các đơn vị thu mua có uy tín, họ sẽ kiểm tra kỹ dư lượng kháng sinh. Nếu phát hiện thì họ sẽ không mua hàng và người nuôi chịu thiệt hại rất lớn. Bởi vậy, cùng với tuyên truyền cho người nuôi, chúng tôi cũng hướng dẫn họ sử dụng men vi sinh, thuốc bổ tăng sức đề kháng giúp tôm miễn dịch tốt, hiếm khi bị bệnh tấn công” - ông Tấn nói.

Mới đây, Bộ NN&PTNT ban hành kế hoạch kiểm soát tồn dư hóa chất, kháng sinh và ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm thương phẩm. Mục đích để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm sạch và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bộ NN&PTNT kỳ vọng đến hết năm 2018, chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong sản xuất và kinh doanh tôm thương phẩm. Ngày 13.12, Thủ tường Chính phủ cũng đã ký quyết định phê duyệt đề án kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất. Theo đó, đến hết năm 2018, chấm dứt tình trạng tôm nguyên liệu có tạp chất, hóa chất, kháng sinh; khẳng định thương hiệu tôm sạch trên phạm vi cả nước. Tại Quảng Nam, để khuyến khích nuôi tôm sạch, bền vững, UBND tỉnh cũng vừa ban hành cơ chế hỗ trợ nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có hiệu lực từ ngày 18.12. Theo đó, Quảng Nam sẽ hỗ trợ thiết thực trong tạo tôm giống sạch, đầu tư hạ tầng nuôi tôm, quy trình nuôi tôm sạch.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 28/12/2016
Nguyễn Quang Việt
Chế biến

Ngày Tết ăn cá lóc nước rơm

Khi bạn quá ngán thịt thì cá là món thay thế đầu tiên trong suy nghĩ. Nếu bạn có một vài con cá lóc bạn sẽ làm món gì?

cá lóc nướng rơm
• 19:54 09/02/2024

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 00:43 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 00:43 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 00:43 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 00:43 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 00:43 29/03/2024