Nuôi tôm từ hủy hoại đến bảo vệ môi trường

Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành tôm lần thứ nhất (VietShrimp-2016) do Bộ NN-PTNT chỉ đạo tổ chức ở tỉnh Bạc Liêu, từ ngày 24 đến 26/6, mở ra con đường giải quyết bằng công nghệ vi sinh bảo vệ môi trường.

Vũ Văn Tám
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám phát biểu chỉ đạo hội nghị

Ở ĐBSCL nhiều năm nay nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại nặng nề do môi trường ô nhiễm, dịch bệnh tăng. Trong bối cảnh đầy khó khăn, Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành tôm lần thứ nhất (VietShrimp-2016) do Bộ NN-PTNT chỉ đạo tổ chức ở tỉnh Bạc Liêu, từ ngày 24 đến 26/6, mở ra con đường giải quyết bằng công nghệ vi sinh bảo vệ môi trường.

Hủy hoại môi trường

Vùng đất ven biển phường Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) mở ra nuôi tôm nước lợ những năm đầu thế kỷ 21, giàu có thời gian ngắn nhưng nay lại nghèo. Ông Võ Đình Thọ có 5 ha đất, hồi đó đào 4 ao (mỗi ao rộng 5.000 m2) thêm một ao lắng để nuôi tôm.

“Nuôi chơi mà ăn thiệt, sau 2 tháng 19 ngày tôm đã lớn cỡ 30 con/kg, bán giá 130.000 – 140.000 đồng/kg. Mỗi năm thu được hàng chục tấn tôm, tính ra một lời một. Bên cạnh còn hàng tấn tép mồng và cá rô”, ông nhớ lại.

Nhiều người trong vùng đua nhau nuôi tôm. Vợ ông Thọ bán thức ăn tôm, mỗi ngày hơn 30 tấn. “Chỉ được dăm năm, sau đó tôm giống thả xuống hơn tháng là chết, do cả vùng nuôi không có quy hoạch đã gây ô nhiễm trầm trọng. Còn thêm vùng này gần sân chim Bạc Liêu, còng cọc thường xuống ăn tôm cũng làm lây lan ô nhiễm. Cả vùng nuôi tôm thua lỗ, nợ tiền thức ăn tôm của vợ tôi mấy tỷ đồng không đòi được”, ông Thọ buồn bã.

Nay ông lấp một ao xây dựng trạm trộn bê tông và một ao tính mở cơ sở sản xuất gạch không nung, những ao còn lại bỏ hoang. Xung quanh ông, hầu hết ao tôm của người dân cũng bỏ hoang, chỉ vài nơi nuôi mật độ thưa để vớt vát qua ngày.

Từ thành phố Bạc Liêu theo bờ biển xuống huyện Hòa Bình và Đông Hải, hàng chục năm qua, hơn 4.000 ha rừng giao cho 397 hộ dân bảo vệ, kết hợp nuôi tôm 30% diện tích, luôn thắng lợi nhưng năm nay cũng thất bại.

Ông Trần Mạnh Tính ở ấp 15, xã Vĩnh Hậu A (Hòa Bình, Bạc Liêu) nhận khoán bảo vệ 4 ha rừng, kêu lên: “Thua lỗ hết rồi, không ai có lời. Mấy chục năm nuôi tôm chưa khi nào gặp chuyện như năm nay”. Nuôi tôm dưới tán rừng là mở cống lấy nước biển, đón tôm giống tự nhiên, đóng cống lại chờ tôm lớn lên vớt bán. Chừng dăm năm nay, tôm giống tự nhiên cạn kiệt, ông Tính phải mua tôm giống thả mật độ 2 con/m2. Năm nay nắng hạn, nước dưới tán rừng bị bốc hơi nên mặn hơn nước biển, độ mặn đến 45-50 g/lít, tôm không lớn được, sinh bệnh mà chết.


Ông Trần Mạnh Tính buồn bã: “Không còn tôm”.

Láng giềng của ông Tính là ông Nguyễn Xuân Hướng, nuôi tôm dưới tán rừng 2,2 ha, thất bại. Ông mướn 4 ha đất bên ngoài rừng, nuôi quảng canh cũng không có lời. Anh cán bộ Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu Đoàn Trung Kiên cho biết, năm nay nuôi tôm dưới tán rừng kể như thất bại hoàn toàn. Các hình thức nuôi tôm khác cũng thua, nuôi công nghiệp chỉ dưới 10% diện tích có lời.

Bên tỉnh Sóc Trăng, Hiệp hội tôm Mỹ Thanh có vùng nuôi công nghiệp rộng hơn 2.000 ha ở huyện Trần Đề, lừng danh “các đại gia tôm” một thời nhưng nhiều năm gần đây cũng thất bát. Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Văn Nhiệm nói, do môi trường ô nhiễm và dịch bệnh. Vụ tôm năm nay cả Hiệp hội mới thả giống được khoảng 20% diện tích.

Tại hội thảo VietShrimp-2016, nghiên cứu về nuôi tôm bán thâm canh và luân canh tôm-lúa ở tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng từ năm 2010 đến 2014; các ông Phan Thanh Lâm, Đoàn Văn Bảy, Trần Đình Luân cho biết, “hầu hết người nuôi phải đối mặt với dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi”. Nguyên nhân gây bệnh là chất lượng nước kém, ô nhiễm môi trường, chất lượng tôm giống kém và bệnh virus.

Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản Như Văn Cẩn phân tích: “Hạ tầng thủy lợi nhiều nơi chưa hoàn thiện, hệ thống kênh cấp nước và thoát nước chưa đảm bảo, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và kiểm soát dịch bệnh; khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trong nuôi tôm, đặc biệt với vùng nuôi quảng canh còn yếu”.

Bảo vệ môi trường

Ông Cẩn nêu giải pháp để ngành tôm phát triển ổn định là nuôi tôm bảo vệ môi trường. Đó là: “Phát triển công nghệ hay giải pháp kỹ thuật nuôi hiệu quả, thân thiện với môi trường như Bioflocs, nuôi hai giai đoạn/đa chu kỳ, đào ao, ương gièo, nuôi trong nhà bạt, sử dụng chế phẩm sinh học”.

Hai ông Jose Villalon, Amy Whiete (Giám đốc và Trưởng bộ phận Phát triển bền vững của Tập đoàn Nutreco) cùng ông Berg Lea (Giám đốc Phát triển bền vững của Tập đoàn Skretting) đánh giá vấn đề của ngành tôm hiện nay là ô nhiễm, phá hủy môi trường, bùng nổ dịch bệnh. Các ông nêu giải pháp dinh dưỡng nhằm hỗ trợ sản xuất tôm bền vững, đó là công nghệ phát triển thức ăn chuyên về sức khỏe để chống lại dịch bệnh trên tôm mà không cần dùng thuốc.


Ông Võ Đình Thọ bên ao nuôi tôm mới lấp

Công nghệ vi sinh để nuôi tôm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường cũng là hình ảnh nổi bật ở triển lãm VietShrimp-2016.

Có doanh nghiệp nêu slogan “nuôi tôm sạch đẹp”, dứt khoát không dùng kháng sinh. Các giải pháp đưa ra theo một khái niệm mới: thay vì tìm thuốc chữa bệnh cho tôm như trước kia thì nay, sử dụng các chương trình y tế, các sản phẩm cải thiện sức khỏe đường ruột con tôm, chống vi khuẩn và ký sinh trùng, điều chế miễn dịch. Những sản phẩm 100% từ thiên nhiên.

Ngay chất thải đáy ao cũng dùng vi sinh xử lý, để chính vi sinh đó lại trở thành thành thức ăn tự nhiên cho tôm. Có nhiều loại sản phẩm vi sinh độc đáo, xử lý khí độc ở đáy ao, giải quyết tận gốc tình trạng tôm chết dai dẳng.

Nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và trong nước có mặt tại VietShrimp-2016. Đáng mừng hơn, có cả những doanh nghiệp nhỏ, mới ra đời nhưng đã làm chủ công nghệ hiện đại. Mekong EcoShrimp thành lập vào tháng 9/2015, tại Ninh Thuận, có quy trình sản xuất tôm giống không kháng sinh, sử dụng tảo tươi, luân trùng và Artemia nauplii làm giàu DHA. Công ty TNHH Thủy sản Tâm Việt thành lập năm 2011, ở thành phố Hồ Chí Minh, có sản phẩm công nghệ nano giải độc tố đa chiều cho ao nuôi. Biospring thành lập năm 2012 ở Hà Nội, có sản phẩm làm sạch ao nuôi và đẹp con tôm.


Nông dân Bạc Liêu thu hoạch tôm sú 

Nhiều nơi ứng dụng công nghệ vi sinh vào nuôi tôm đã đạt kết quả tốt. Hiệp hội tôm Mỹ Thanh ở tỉnh Sóc Trăng, năm nay, những diện tích thả nuôi đã có tỷ lệ thành công cao nhờ sử dụng chế phẩm vi sinh, nuôi mật độ thưa, thả cá vào ao lắng.

Ông Hứa Thanh Tùng từ đầu năm đến nay thả 24 ao với nhiều ao lắng nước, nuôi cá chẽm trong ao chứa, thu hoạch 162 tấn tôm, lãi hơn 11 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Hoàng nuôi 30 ao, thả mật độ thưa, sử dụng chế phẩm vi sinh kết hợp nuôi cá rô phi, thành công 29 ao, chỉ 1 ao thất bại. 

Chuyên gia về thủy sản Trần Văn Phú kể, hơn chục năm trước, ông cùng chuyên gia ở Nhật Bản có chuyến khảo sát vùng bán đảo Cà Mau. Họ nhận thấy, chênh lệch triều cường ở ĐBSCL đến 4 mét cùng những điều kiện tự nhiên đặc thù đã sinh ra loài tảo rất tốt cho nuôi tôm nước lợ. Hồi đó, các ông đã lo ngại việc nuôi tôm không quy hoạch, sử dụng nhiều kháng sinh và hóa chất sẽ hủy hoại môi trường, làm mất tài nguyên quý giá thuộc loại hiếm hoi trên thế giới. Thực tế diễn ra chiều hướng xấu ấy.


Nuôi tôm trong nhà kính được các DN ở ĐBSCL áp dụng rất hiệu quả

“VietShrimp-2016 đã hội tụ công nghệ nuôi tôm hiện đại bậc nhất thế giới để giới thiệu với người nuôi, hy vọng rồi đây việc nuôi tôm bảo vệ môi trường tốt hơn, thúc đẩy ngành tôm Việt Nam phát triển”, ông Phú nói.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, một vấn đề lớn trong nuôi tôm hiện nay là khoa học công nghệ, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, sử dụng vi sinh mà không sử dụng kháng sinh để bảo vệ môi trường. Hợp tác trong nuôi tôm rất quan trọng cũng có mục đích giúp nhau bảo vệ môi trường.

Nông Nghiệp Việt Nam, 27/06/2016
Đăng ngày 27/06/2016
Sáu Nghệ
Nuôi trồng

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:31 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:31 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:31 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:31 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:31 25/04/2024