Phải chăng không thể quản nổi kháng sinh trong thủy sản?

Hiện nay, việc mua bán kháng sinh nguyên liệu thú y thủy sản giữa các doanh nghiệp trên thị trường và thành phẩm ở các đại lý, cửa hàng đang rất bát nháo, lộn xộn. Liệu siết chặt được không?

kiểm tra tôm
Hộ nuôi kiểm tra “sức khỏe” con tôm trong các vó sau một đợt xử lý kháng sinh

Chỉ riêng vùng ĐBSCL có diện tích nuôi tôm hàng năm đạt trên 500 ngàn ha, chỉ cần sử dụng 2 kg/ha trong 2 vụ tôm/năm thì đã tiêu tốn hết 1.000 tấn thuốc kháng sinh.

Quản lý thế nào để khối lượng kháng sinh “khủng” này vừa không gây hại cho môi trường mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như xuất khẩu thực sự là bài toán đau đầu cho các nhà quản lý và cơ quan chức năng.

“Mê hồn trận" kháng sinh nguyên liệu

Theo số liệu của Sở KH-ĐT TP.HCM, tính đến cuối tháng 6, có 53 DN được cấp phép SXKD thuốc thú y và thủy sản. Tuy nhiên hoạt động của các doanh nghiệp này sau cấp phép như thế nào thì Sở không thể biết được.

Thế nên, theo tìm hiểu chúng tôi, số DN có thực lực để xây dựng nhà máy SX có Giấy chứng nhận thực hành tốt SX thuốc thú y GMP chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại tất cả đều đi gia công. Đây là thị trường cạnh tranh phức tạp, nhất là lĩnh vực thuốc kháng sinh thủy sản do nó là mặt hàng kinh doanh siêu lợi nhuận.

Trên thị trường các loại kháng sinh nguyên liệu có nguồn gốc từ thú y thủy sản hiện đang được các công ty giao dịch mua bán rất dễ dàng, phổ biến nhất là kháng sinh Oxytetracyline, Tetracyline, Amoxiciline, Doxyciline, Norfloxacin, Cephalexin, Tylosin, Colistine... và cả chất cấm Enrofloxacin được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ về được đựng trong các thùng quy cách 25 kg.

Trong đó, các chất hạn chế sử dụng trong thủy sản như Oxytetracyline, Tetracyline, Amoxiciline, Colistine có giá từ 1-2 triệu đồng/kg, các chất còn lại khoảng 800 ngàn đồng/kg. Riêng chất Enrofloxacin do Cục Thú y tạm thời dừng nhập khẩu 3 tháng (từ ngày 15/4 đến 15/7 - PV) nên giá bán rất cao, lên đến 5-7 triệu đồng/kg, mà vẫn không có hàng.

Ngày 24/6, trong vai một nhân viên công ty thủy sản, chúng tôi liên hệ với Cty Hóa chất Hồng Hân ở quận 5, TP.HCM, để mua 2 loại kháng sinh nguyên liệu là Oxytetracyline và Enrofloxacin. Chị Vân, nhân viên giao dịch sau khi báo giá đã căn dặn tôi: “Chất Enrofloxacin được sử dụng sản xuất thuốc thú y, nhưng hiện là chất cấm dùng trong thủy sản, sau tháng 7 này là bị xử lý hình sự đó, nếu có dùng thì cẩn thận chút xíu nghe”.

- Vậy số lượng Enrofloxacin hiện còn nhiều không?

- Cty em đang bán là hàng tồn, chờ sau giữa tháng 7, bên Cục Thú y cho phép nhập khẩu trở lại thì giá chắc chắn sẽ hạ, mua bán cũng dễ dàng hơn thôi.

Trong khi giá 1 kg nguyên liệu kháng sinh như nói trên dao động khoảng 800 ngàn đến 2 triệu đồng/kg, nhưng sau khi đưa vào độn với tá dược vừa đủ mà chủ yếu là bột mì, sô đa... là có thể sản xuất ra 30-40 kg thành phẩm với vô số tên thương mại được đóng gói trong bao bì bắt mắt có trọng lượng tịnh 500 gr đến 1 kg, chỉ cần bán giá thấp nhất 200 ngàn/kg, sau khi trừ chi phí gia công, bao bì là đã có lãi gấp 3-4 lần giá vốn.


Tôm chết đáy do bệnh hoại tử gan tụy (tác nhân vi khuẩn) đang là nỗi lo thường trực của các ao tôm.

Chính vì siêu lợi nhuận nên hầu hết các Cty thuốc thú y đổ xô SXKD thuốc kháng sinh thủy sản ngày một nhiều, có Cty ăn gian hàm lượng đăng ký trên bao bì bằng cách tăng chất độn (dạng bột) hoặc pha loãng (dạng nước), điều này dẫn tới người nuôi tôm thay vì nếu sử dụng đúng liều lượng ghi trên bao bì chỉ có 2 kg/ha thì phải tăng “đô” lên gấp 2-3 lần mới có hiệu quả. Thậm chí, họ còn đưa kháng sinh không nhãn mác đến các ao tôm tiếp thị với giá cực rẻ chỉ có 100-150 ngàn đồng/kg.

Quản lý kiểu nào?

Trong khi diện tích vùng nuôi tôm ở khu vực ĐBCSL lên đến hàng trăm nghìn ha liên quan đến kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nhưng trách nhiệm chính quản lý giám sát hiện nay lại thuộc về Chi cục Thú y các tỉnh.

Vừa gánh trách nhiệm quản lý thuốc thú y, rồi còn “đè” thêm cả thủy sản (kháng sinh, men vi sinh, chất khoáng, vitamin...) thì đúng là quá tải, quản lý không tới.

Chính vì “quản lý không tới” nên khi chúng tôi liên hệ với một số thanh tra Chi cục Thú y để “xin” số liệu kết quả thanh, kiểm tra xử phạt các đại lý, cửa hàng bán thuốc thú y thủy sản, kể cả nhận định về tình hình quản lý thời gian qua thì gần như đều lắc đầu, bởi ngay cả thanh tra cũng không được phép phát ngôn, cung cấp thông tin ra bên ngoài nếu như chưa được sự đồng ý của Chi cục trưởng.

Vì vậy, khi hỏi về kết quả hoạt động kiểm tra thuốc thú y thủy sản trên địa bàn các huyện, lãnh đạo các Trạm thú y cũng gần như mù tịt, bởi có tham gia đoàn kiểm tra nhưng chỉ với vai trò thành viên “thụ động”.

Tại tỉnh Long An, nơi có diện tích nuôi tôm lên hơn 5.000 ha nhưng trách nhiệm quản lý thuốc thú y thủy sản tập trung chính vào phòng thanh tra Chi cục với nhân lực vỏn vẹn có 5 người kể cả lãnh đạo trưởng, phó phòng.

Thế nên, dù có tăng cường kiểm tra cao nhất 2 lần/năm cũng không tài nào giám sát hết hàng trăm đại lý cửa hàng bán thuốc kháng sinh thủy sản trải dài từ thị trấn đến tận các ấp vùng sâu, vùng xa.

Tại xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, đang có diện tích thả nuôi trên 100 ha. Ông Nguyễn Quốc Bảo, cán bộ thú y địa bàn xã nhẩm tính, có 20 cơ sở, hộ dân mua bán thuốc thú y thủy sản rải đều trên 6 ấp, nhưng chỉ có 2-3 cơ sở là có cấp phép, còn lại đều chui.


Hộ nuôi chuẩn bị xử lý ao tôm bằng kháng sinh

Trong đó, có hộ dân tận dụng nhà ở làm kho chứa hàng, chuyên đi lấy thuốc kháng sinh thủy sản từ nơi khác, sau đó mang trực tiếp đến các ao tôm bỏ mối. Đối với các hộ mua bán “linh động” như vậy thì quản lý kiểu gì cũng bó tay.

Vẫn theo ông Bảo, hàng năm, trước các vụ nuôi, ngành chức năng của tỉnh và huyện có thông báo quán triệt người nuôi thực hiện đúng khung lịch thời vụ, cung ứng nguồn giống chất lượng, đồng thời tuyên truyền các hộ nuôi tránh dư lượng kháng sinh nhằm đảm bảo chất lượng tôm nuôi.

Tuy nhiên, các chủ ao nuôi có thực hiện hay không là quyền của họ, thậm chí có sử dụng kháng sinh cấm, nếu biết, cũng không có quyền xử lý.

Còn tại tỉnh Tiền Giang, nơi có diện tích nuôi tôm hơn 4.000 ha, theo ông Lê Minh Khánh (PGĐ Sở NN-PTNT), dù dịch bệnh trên tôm thời gian gần đây có giảm nhưng trái lại việc kiểm soát sử dụng kháng sinh đang gặp rất nhiều khó khăn, do bởi các hình thức mua bán kháng sinh, chất cấm trong thủy sản ngày càng tinh vi.

Đặc biệt, tình trạng các doanh nghiệp không phân phối sản phẩm thông qua các kênh thông thường như cửa hàng, đại lý mà chuyển thẳng đến ao nuôi đang gần như công khai.

“Cái khó của cơ quan quản lý là làm việc theo quy trình, trong đó việc kiểm tra, lấy mẫu chuyển đi phân tích, rồi chờ kết quả tốn rất nhiều thời gian. Ngoài ra, việc giám sát tại chỗ cũng chưa có biện pháp hữu dụng, ngay cả dụng cụ hỗ trợ để xác định được có kháng sinh thủy sản cấm trong ao nuôi hay không thì đến nay vẫn chưa có” - ông Lê Minh Khánh.

Nông Nghiệp Việt Nam, 29/06/2016
Đăng ngày 29/06/2016
Nhật Vy
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:01 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:01 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:01 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:01 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:01 29/03/2024