Phận ‘ba chìm, bảy nổi’ của cổ phiếu ngành thủy sản

Từng “làm mưa làm gió” trên thị trường chứng khoán, vài năm gần đây cổ phiếu ngành thủy sản bỗng trở nên “im hơi lặng tiếng” không chỉ bởi những kết quả kinh doanh bết bát, thị giá cổ phiếu cũng đồng loạt suy giảm, thậm chí còn bị hủy niêm yết…

cổ phiếu ngành thủy sản
Ai chìm ai nổi?

Còn nhớ, thời điểm cuối năm 2014 – đầu 2015, cổ phiếu ngành thủy sản vẫn được giới đầu tư lựa chọn với hàng loạt cái tên như: HVG (Thủy sản Hùng Vương), VHC (Vĩnh Hoàn), MPC (Minh Phú), FMC (Thực phẩm Sao Ta), SJ1 (Nông nghiệp Hùng hậu), ABT (Thủy sản Bến Tre)… thì nay chỉ còn một số ít cái tên được giới đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, so với thời điểm đó, chỉ một số ít cái tên như VHC, FMC, ABT giữ được giá trị, thậm chí là tăng trưởng vượt bậc. Trong khi đó, một vài cái tên từng “hot bần bật” trong ngành thủy sản lại suy giảm đến mức không ngờ.

Cụ thể, ở chiều tăng giá trị phải kể đến đà tăng trưởng mạnh của VHC (Vĩnh Hoàn). Từ mức giá 31.000 – 32.000 đồng/CP thời điểm cuối năm 2014, hiện tại VHC được giới đầu tư khá quan tâm với mức giá 51.000 – 53.000 đồng/CP, dù trong quá trình kinh doanh cũng gặp không ít bất lợi về nguồn nguyên liệu, thị trường xuất khẩu, thậm chí là bị “xù tiền” hàng… Tương tự, dù không mấy nổi bật trong kinh doanh nhưng đến thời điểm hiện tại cổ phiếu ABT (Thủy sản Bến Tre) vẫn giữ được đà tăng trưởng của mình dù giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp này so với thời điểm cuối năm 2014 cũng sụt giảm nhưng không nhiều. Hiện giá trị ABT đang ở mức 42.000 – 43.000 đồng/CP.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại là sự sụt giảm không ngờ của “ông vua cá tra” HVG (Thủy sản Hùng Vương). Từ mức giá “cao ngất ngưởng” 25.000 đồng/CP vào cuối năm 2014, thị giá HVG cứ giảm dần và tới thời điểm hiện tại chỉ còn… 6.000 đồng/CP. Đáng nói, dù vẫn được xếp loại “ông lớn” ngành thủy sản nhưng gần đây cổ phiếu HVG đã bị HoSE xếp vào diện cảnh báo từ 15.02.2017, do lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2016 âm. HVG tiếp tục bị nhắc nhở trên toàn thị trường từ 28.02.2017 do vi phạm từ 3 lần trở lên trong vòng một năm quy định về báo cáo tài chính.

Song “sốc” hơn cả là cổ phiếu VNH (Thủy sản Việt Nhật), trong ngày 23.3 tới đây sẽ bị chính thức hủy niêm yết. Nguyên nhân do kết quả kinh doanh của công ty bị thua lỗ trong 3 năm liên tục. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế (LNST) năm 2016 là -23,86 tỷ đồng; năm 2015 là -6,99 tỷ đồng và năm 2014 là -43,5 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết. Giải trình của công ty này đưa ra lại khá mờ nhạt, với lý do doanh thu hoạt động giảm, giá vốn hàng bán tăng dẫn đến kết quả kinh doanh bị âm…

Vì sao có “biến động” lớn với cổ phiếu thủy sản?

Vì sao một số doanh nghiệp ngành thủy sản lại “lao dốc” trong khi một số doanh nghiệp khác lại vượt lên khá nổi trội? Câu hỏi này được một số chuyên gia nhận định, thực tế trong điều kiện xuất khẩu ngành thủy sản hiện nay gặp nhiều khó khăn, những doanh nghiệp nào nắm bắt được các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ như: hỗ trợ tỷ giá trực tiếp đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn, tạm hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa xuất khẩu… thì rất thuận lợi để bứt phá vươn lên. Tuy nhiên, việc nắm bắt thị trường mới là khâu quyết định “thành bại” của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chiến lược M&A (mua bán, sát nhập) từ năm 2013 của nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản cũng được các chuyên gia đánh giá là yếu tố làm những doanh nghiệp này… “ngã ngựa”.

Chẳng hạn, HVG (Thủy sản Hùng Vương) cùng với việc mua lại hàng loạt DN cùng lĩnh vực (sản xuất, xuất khẩu cá tra, tôm) và ngoài ngành (thức ăn chăn nuôi, bất động sản, bóng đá…), như Việt Thắng, An Giang, Thực phẩm Sao Ta, Lâm thủy sản Bến Tre, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi, Công ty CP Bóng đá Hùng Vương, Công ty CP Địa ốc An Lạc,… HVG bỗng nhiên trở thành “gã khổng lồ” trong ngành thủy sản với những kế hoạch kinh doanh “vượt ra khỏi biên giới”.

Cùng thời điểm, VHC (Vĩnh Hoàn) cũng thể hiện sự lớn mạnh khi liên tiếp đầu tư vào các nhà máy sản xuất gạo, nhà máy sản xuất Collagen từ phụ phẩm các tra và nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản.

Một loạt các doanh nghiệp thủy sản khác cũng đẩy mạnh các thương vụ M&A với các đối tác trong và ngoài nước để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu, đang dạng hóa thị trường. Chẳng hạn, MPC (Tập đoàn thủy sản Minh Phú) cũng thông qua Công ty CP Cảng Minh Phú Hậu Giang (MPC sở hữu 50% cổ phần) đã đạt được thỏa thuận với Gemadept để tham gia đầu tư vào Công ty CP Mekong Logistics thành lập Trung tâm Logistics tại KCN Sông Hậu (huyện Châu Thành, Hậu Giang) với diện tích 15ha gồm kho lạnh có sức chứa 50.000 pallets và kho thường 15.000m2, vốn đầu tư gần 670 tỷ đồng…

Dù vậy, cuối cùng thì VHC (Vĩnh Hoàn) lại là doanh nghiệp biết “dừng đúng lúc” để trở về đúng thế mạnh là xuất khẩu cá tra. Cụ thể, sau khi thấy tình hình thị trường khó khăn, DN này đã bán nhà máy gạo, mở thêm hai nhà máy sản xuất sản phẩm từ cá tra, trong đó, một nhà máy dành riêng để sản xuất các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cho con cá tra. Có lẽ bởi vậy nên VHC hiện đang vận hành khá tốt, trong khi đó một loạt doanh nghiệp thủy sản khác lại khá “chật vật” trong điều hành hàng loạt các công ty con, liên doanh, liên kết…

Một loạt các mã cổ phiếu thủy sản khác cũng “mất giá” rất nhiều trong vài năm gần đây như: NGC (Thủy sản Ngô Quyền) từ mức giá 15.000-17.000 đồng/CP nay chỉ còn khoảng 9.000 đồng/CP; AVF (Thủy sản Việt An) từ 4.900 đồng/CP nay chỉ còn 400 đồng/CP; ATA (Công ty NTACO) từ 5.400 đồng/CP nay chỉ còn 700 đồng/CP; ICF (Công ty Đầu tư TM Thủy sản) từ 5.300 đồng/CP còn 2.500 đồng/CP… Riêng với MPC (Thủy sản Minh Phú) thời điểm đầu năm 2015 giá trị cổ phiếu lên tới 122.000 đồng/CP nhưng sau đó bỗng dưng tự xin… hủy niêm yết.

Tin Miền Tây
Đăng ngày 21/03/2017
Kinh tế

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 22:08 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 22:08 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 22:08 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 22:08 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 22:08 23/04/2024