Phát hiện thêm nhiều kết quả bất nhất liên quan cá miền Trung

Ngày 23-8 trả lời Tuổi Trẻ, Cục An toàn thực phẩm cho biết trong tháng 8 này, chỉ có 1/18 mẫu hải sản tươi lấy ở các chợ và cảng cá miền Trung có dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép.

ca chet tren bien
Ảnh minh họa: Internet

Mẫu này là mẫu cá trạng buồn lấy tại cảng cá ở Hà Tĩnh, có dư lượng caddimi vượt ngưỡng.

Tuy nhiên thật bất ngờ, trong Phiếu kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia (ngày báo cáo kết quả là 22-8) cho biết ngày 5-8 vừa qua, Viện này đã lấy 3 mẫu cá mu (còn gọi là cá nục nhỏ), cá đuối tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh, 6 mẫu gồm ghẹ 3 mắt, cá nhồng, cá mỏ neo, cá man, cá triềng, cá trạng buồn tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng các kim loại nặng như thủy ngân, crôm, asen, chì, sắt trong các mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng mẫu cá trạng buồn có hàm lượng cadimi là 0,079 mg/kg, vượt quá giới hạn cho phép.

Đồng thời, đã phát hiện cyanua trong 5 mẫu, cụ thể cá đuối có hàm lượng 0,8 mg/kg; ghẹ 3 mắt 0,8 mg/kg; cá nhồng 0,6 mg/kg; cá man 0,5 mg/kg; cá mỏ neo 3,9 mg/kg. Ngoài ra, phát hiện phenol trong cá đuối 14 mg/kg; ghẹ 3 mắt 10 mg/kg và cá man 8,3 mg/kg.

Theo chúng tôi được biết, tất cả những kết quả này đã được gửi về Bộ Y tế.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho rằng kết quả chỉ có 1/18 mẫu hải sản có dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng là tính đến 19-8, từ 20-8 trở đi (bao gồm kết quả kể trên) là… chưa tính.

Tuy nhiên, đây là lần thứ 2 có những bất nhất về kết quả xét nghiệm hải sản.

Cụ thể sau thảm họa môi trường tháng 4-5 vừa qua, Bộ Y tế có báo cáo cho biết qua kiểm tra trên 140 mẫu nước ăn, rau ăn và hải sản (riêng hải sản 97 mẫu) đều cho kết quả an toàn, chưa phát hiện dư lượng vượt ngưỡng.

Ngày 23-8, Bộ Y tế lại cho biết trong số trên 430 mẫu hải sản được lấy trong 2 tháng 4-5 vừa qua số mẫu có dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng là cao (nhưng không công bố tỷ lệ, chỉ công bố tỷ lệ phát hiện mẫu vượt ngưỡng trong tháng 7 là 25,9%).

Và giờ đây lại có bất nhất trong kết quả kiểm tra của tháng 8.

Được biết giới chức y tế mới kiểm tra dư lượng cyanua và phenol trong hải sản kể từ khi có thảm họa môi trường.

Báo Tuổi Trẻ, 24/08/2016
Đăng ngày 25/08/2016
Lan Anh
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 05:13 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 05:13 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 05:13 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 05:13 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 05:13 20/04/2024