Phát triển bền vững ngành hàng cá tra trước yêu cầu hội nhập quốc tế

Ngày 22/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Định hướng phát triển bền vững ngành hàng cá tra trước yêu cầu hội nhập quốc tế”. Đến tham dự Hội nghị có lãnh đạo Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Đồng Tháp, đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú Y, Sở Nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (VASEP), Hiệp hội Cá tra, các Doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra... Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Ông Nguyễn Thanh Hùng đã chủ trì Hội nghị.

Hội nghị

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sau khi Việt Nam đã ký kết thành công nhiều Hiệp định thương mại tự do rất quan trọng như : Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – EU, Việt Nam – Liên mình kinh tế Á – Âu, liên minh hải quan, Hiệp định đối tác xuyên Thái Binh Dương (TPP), sự ra đời cộng đồng kinh tế ASEAN, sẽ là cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường của sản phẩm cá tra, tiến tới đưa sản phẩm xuất khẩu cá tra trở thành sản phẩm quốc gia trong thời gian tới.Trong những năm qua, ngành cá tra đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân các tỉnh ĐBSCL. Hiện nay, sản phẩm cá tra của Việt Nam đã có mặt trên 150 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, riêng thị trường châu Âu, Mỹ chiếm khoảng 50%. Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% thị phần xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành cá tra vẫn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức như: vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc kháng sinh, phát triển ồ ạt không theo quy hoạch, liên kết chuỗi sản xuất còn yếu, chính sách hỗ trợ xuất khẩu, chính sách vay vốn vẫn còn khó khăn. Đặc biệt, trong yêu cầu hội nhậpcác đối tác thương mại thường đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng khắt khe....

Phát biểu tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã chỉ ra những tồn tại khó khăn trong phát triển sản phẩm cá tra hiện nay như: Việc Mỹ áp dụng đạo luật Farm Bill đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra còn yếu, liên kết chuỗi sản xuất chưa chặt chẽ, kiểm soát giá yếu tố đầu vào chưa ổn định. Các doanh nghiệp cạnh tranh thiếu lành mạnh, chủ yếu cạnh tranh bằng giá chưa cạnh tranh bằng chất lượng, do đó làm giảm uy tín và thương hiệu cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Phát biếu tại Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng trong bối cánh hội nhập sâu rộng thị trường quốc tế, đặc biệt các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, thời gian tới cần triển những giải pháp tổng thể cả trước mắt và lâu dài để đưa ngành cá tra phát triển một cách bền vững.Thứ trưởng yêu cầu vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Tổng cục Thủy sản, các đơn vị liên quan hoàn thiện đề án khung sản phẩm quốc gia để đưa sản phẩm cá tra trờ thành sản phẩm chiến lược quốc gia. Tổng cục Thủy sản tiếp tụcrà soát lại các văn bản, qui định, các cơ chế chính sách đề tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, người nuôi phát triển sản xuất. Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu trong chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng các mô hình với quy trình sản xuất tiến tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tổ chức lại sản xuất trên cở sở tổng kết các mô hình liên kết chuỗi đã thực hiện, từ đó nhân rộng.Nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy liên kết chuỗi như: chính sách ưu đãi tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng...Thành lập liên minh các Doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra chất lượng cao gắn với đề án Khung sản phẩm quốc gia. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm, xây dựng thương hiệu cá tra trở thành thương hiệu mạnh trên thế giới. Thứ trưởng yêu cầu các Hội, Hiệp hội ngành hàng tăng cường liên kết để bảo vệ quyền lợi của các thành viên.

Trước mắt, Tổng cục Thủy sản, Hiệp hội cá tra, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) cần phối hợp và vận dụng các giải pháp  ngoại giao để thúc đẩy Hạ viện Hoa Kỳ thông qua việc bác bỏ chương trình giám sát cá da trơn của Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, thực hiện các quy trình giám sát chặt chẽ các lô hàng cá tra xuất khẩu, yêu cầu các Doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định từ phía Hoa Kỳ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường giám sát dư lượng kháng sinh. Hoàn thiện dự thảo sửa đổi bổ sung Nghị định số 36, xin ý kiến địa phương và sớm trình Chính phủ.

Fistenet, 23/06/2016
Đăng ngày 24/06/2016
Văn Thọ
Nuôi trồng

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 05:01 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 05:01 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 05:01 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 05:01 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 05:01 19/04/2024