Phòng bệnh là khâu quan trọng trong nuôi cá cảnh

Những năm gần đây, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu cây, con dùng để làm cảnh ngày càng tăng. Để phục vụ thị trường, nghề nuôi cá cảnh cũng nhanh chóng phát triển khắp nơi từ thành thị cho tới nông thôn và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đa số người nuôi cá cảnh đều làm theo phong trào, phát triển nghề theo kiểu vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm nên chưa nắm được các đặc tính sinh trưởng của cá, dẫn đến khả năng bị dịch bệnh là rất cao.

cá cảnh

Những yếu tố gây bệnh cho cá

Cá cảnh rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường nước nên có thể nói nước bể nuôi là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng cá cảnh. Nếu môi trường nước sạch, các chỉ số thủy lý hóa phù hợp thì cá sẽ phát triển tốt, ít dịch bệnh; ngược lại cá sẽ phát bệnh ngay, thậm chí không cứu kịp và gây thiệt hại nặng cho người nuôi.

Chất lượng nước trong quá trình nuôi thay đổi thường là do sự phân hủy thức ăn dư thừa hay phân cá làm môi trường nước bị ô nhiễm, các phiêu sinh động vật và tảo phát triển làm môi trường thiếu oxy, pH nước thay đổi bất lợi cho cá. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ nước hay nhiệt độ vượt mức giới hạn chịu đựng của cá cũng là nguyên nhân khiến cá cảnh bị bệnh.

Thức ăn cho cá có chất lượng không đảm bảo, bị ôi thiu, thành phần dinh dưỡng không đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cá, hay cho ăn không đủ no cũng làm cho cá yếu, dễ bị dịch bệnh tấn công. Các loại thức ăn tươi cho cá như: artemia, trùn chỉ, lăng quăng... cũng có thể gây nguy hiểm cho cá nếu không qua xử lý vì chúng mang nhiều mầm bệnh.

Việc bắt cá, thay nước không đúng kỹ thuật cũng có thể làm cho cá bị tuột nhớt, bị xây sát khiến cá bị yếu, dễ bị dịch bệnh tấn công. Ngoài ra, còn có nhiều tác nhân khác có thể gây bệnh cho cá như: bể cá dơ, các loài thực vật thủy sinh trong hồ mang mầm bệnh, bể cá cũ không được sát trùng trước khi nuôi mới, cá cảnh chưa qua xử lý mà thả nuôi chung với cá cũ…

Biện pháp phòng bệnh cá

Trước hết, chọn nguồn nước có chất lượng tốt để cấp cho bể nuôi, và phải qua xử lý để đưa các yếu tố nhiệt độ, pH vào ngưỡng phát triển thích hợp cho cá. Nước trước khi thả cá cần phải phơi nắng để diệt vi khuẩn và thoát khí độc. Đối với nước giếng thì cần phơi nắng khoảng 12 giờ là có thể thả cá, nhưng đối với nước thủy cục thì cần phải phơi nắng trên 1 ngày.

Không được thả cá với mật độ quá cao và nhiều loài trong cùng một bể nuôi. Thường xuyên theo dõi, vệ sinh bể cá, nhất là đáy bể vì phân cá tồn trữ lâu ngày là nguồn lây nhiễm bệnh cho cá. Trong trường hợp thêm nước hay thay nước mới, cần phải chọn nguồn nước có các chỉ số thủy lý hóa tương đồng với nước trong bể, nhất là các yêu tố nhiệt độ, pH. Cần duy trì sự chênh lệch nhiệt độ nước trong bể nuôi giữa ngày và đêm không vượt quá 50C.

Cần chủ động tìm nguồn thức ăn tươi sống, đủ chất dinh dưỡng cho cá ăn để cá sinh trưởng, phát dục tốt đồng thời giúp cá có màu sắc đẹp mắt. Đối với các loại thức ăn tươi có nguồn gốc từ các cống, rảnh như: lăng quăng, trứng nước thì cần rửa sạch trước khi cho cá ăn.

Khẩu phần thức ăn hàng ngày của cá cần xác định dựa vào khối lượng cá có trong bể, tình hình sức khỏe cá, tránh tình trạng cho ăn dư thừa. Cần có lịch thời gian cho cá ăn cụ thể cũng như định lượng thức ăn trong mỗi lần cho ăn (có điều chỉnh theo thời tiết, mùa vụ), không nên cho ăn theo cảm tính khi nhiều khi ít. Khi sang bể, bắt cá kiểm tra cần thao tác nhẹ nhàng, dùng vợt mềm xúc cá, tránh gây xây sát cho cá.

Khi chuẩn bị cho lứa cá mới cần phải sát trùng toàn bộ bể nuôi bằng cách phơi nắng đến khi khô đáy bể. Sau đó, dùng vôi sống quét khắp mặt trong và ngoài bể đối với bể xi măng; đối với ao đất, có thể sát trùng ao nuôi bằng vôi bột với liều lượng 10 kg/100 m2; đối với ao bằng xi măng có thể dùng clorua vôi (Ca(ClO)2) tạt xuống ao với liều lượng 20-25 ppm (20-25 gram/m3) ngâm trong một tuần, sau đó rửa sạch bể lấy nước vào.

Dụng cụ vớt cá, chứa cá cần được sát trùng, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Người nuôi có thể sát trùng dụng cụ bằng cách ngăm trong dung dịch muối 3% (30g/lít nước) hay clorin nồng độ 200 - 250 ppm trong 48 giờ rồi phơi khô. Cá mới mua về cũng cần ngâm trong nước muối 3‰ (3 gram/lít nước) hay dung dịch thuốc tím nồng độ 10 ppm (10mg/lít nước) trong 10 - 15 phút để diệt khuẩn cho cá.

Trong quá trình nuôi, cần theo dõi sát tình hình sức khỏe của cá. Nếu thấy cá có biểu hiện bất thường cần lập tức vớt cá ra riêng, tránh để bệnh lây lan. Sau đó cần nhanh chóng xác định loại bệnh để có biện pháp phòng trị thích hợp. Chú ý, khi cá đã trị khỏi bệnh vẫn có thể còn mang mầm bệnh trong cơ thể nên không thể thả cá ngay vào bể nuôi chung mà cần phải theo dõi riêng 3-4 ngày để tránh lây bệnh cho cá khác.

Tiền Giang, 31/07/2016
Đăng ngày 01/08/2016
Thành Công
Dịch bệnh

6 loại cá cảnh dễ nuôi- Mang tài lộc vào nhà!

Các loài cá cảnh đẹp dễ nuôi đang được rất nhiều người tìm kiếm. Ngoài lợi ích mang lại tính thẩm mỹ cho không gian, đặt bể cá hợp phong thủy cũng sẽ giúp gia chủ rước tài lộc vào nhà.

Cá cảnh
• 10:55 06/01/2023

Nâng tầm "cá đại gia" - Cá chép Koi Việt Nam

Nghề nuôi cá chép Koi đang giúp hàng trăm hộ dân ở Hải Phòng "hái ra tiền". Họ đang ấp ủ chiến lược xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho cá chép Koi Việt Nam.

Cá chép Koi Việt Nam. Ảnh: rare-gallery.com
• 13:43 01/11/2022

Các loại bệnh nấm thường gặp trên cá cảnh

Cá cảnh được xem là một thú vui tao nhã được nhiều người ưa chuộng bởi người ta yêu thích hình dáng và màu sắc bắt mắt, đẹp mắt trong bể nuôi. Nếu nuôi cá cảnh, bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý và cần biết những loại bệnh có thể và thường tấn công cá cảnh mà bạn nuôi.

Bệnh nấm trên cá
• 09:37 07/10/2022

Ngành cá cảnh cần sự tham gia của các nhà khoa học

Cá cảnh Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 60 thị trường và đã hình thành nghề nuôi cá cảnh ở TP.HCM. Nhưng khoa học công nghệ vẫn còn thiếu trong ngành này.

Cá vàng
• 10:46 28/09/2022

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 21:14 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 21:14 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 21:14 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 21:14 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 21:14 19/04/2024