Phòng và trị bệnh trong sản xuất giống tôm càng xanh thương phẩm

Tôm càng xanh là loài sống và phát triển chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước cá thể lớn, thịt thơm ngon, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Nguồn lợi tôm càng xanh trong sông ngòi tự nhiên ở miền Nam nước ta rất phong phú nhưng do khai thác không hợp lý, sản lượng ngày càng giảm và cạn kiệt. Do đó việc sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm là rất cần thiết. Để có nguồn tôm giống tốt đảm bảo chất lượng và số lượng, cần phải thực hiện tốt khâu phòng, trị bệnh trong quá trình sản xuất.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  Trong sản xuất giống tôm càng xanh thương phẩm, phòng bệnh là chủ yếu, trị bệnh là phương sách cuối cùng thường ít hiệu quả. Để phòng bệnh, người nuôi cần lựa chọn nguồn tôm mẹ có chất lượng tốt, quản lý tốt chất lượng nước; giảm tối đa các hiện tượng sốc do môi trường nuôi. Bên cạnh đó, thức ăn phải có thành phần dinh dưỡng cao, lượng thức ăn vừa đủ. Người nuôi cũng cần tăng đề kháng cho ấu trùng trong khi nuôi như dùng Macrogard, Nucleotid, Vitamin C… Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ phòng ngừa sự lây lan khi xuất hiện bệnh.

Hàng ngày, người nuôi cần xi phông cặn ở đáy bể, lấy mẫu tôm chết và tôm sống để kiểm tra bệnh bằng kính hiển vi và xử lý kịp thời. Một số bệnh thường gặp trong sản xuất giống tôm càng xanh thương phẩm như sau:

Bệnh phát sáng: thường ít xảy ra, nếu xảy ra bệnh này thường gặp khi ấu trùng được 10 – 20 ngày. Khi bị bệnh, ấu trùng chết rất nhiều và thường chết hàng loạt sau 2 – 3 ngày. Phần gan tụy tạng của ấu trùng tôm co lại, nhỏ hơn so với bình thường, mất sắc tố khi quan sát bằng kính hiển vi. Khi quan sát ấu trùng bị bệnh vào ban đêm thấy phát sáng do vi khuẩn Coccobacilli có trong ruột tôm.

Dấu hiệu lâm sàng thường xuất hiện là: ấu trùng yếu, bơi lội chậm chạp, màu sắc xám nhạt (sau 10 ngày nuôi màu sắc của ấu trùng thường nâu sáng), ăn Nauplius Artemia ít, Artemia dư thừa trong bể (tôm khỏe mạnh sau 10 ngày nuôi khi có Artemia vào sau 2 giờ ấu trùng ăn hết). Sử dụng thuốc kháng sinh không có hiệu quả khi tôm bị bệnh này. Tốt nhất là xả bỏ, vệ sinh nuôi đợt mới. Để phòng ngừa bệnh, người nuôi cần vệ sinh kỹ toàn bộ trại sau một chu kỳ sản xuất, phơi khô trại sau 10 ngày, khi nuôi quản lý chăm sóc tốt.

Bệnh lột xác dính vỏ: thường xảy ra khi ấu trùng ở giai đoạn 10 – 11 ngày. Khi ấu trùng lột xác, vỏ bị dính lại ở chủy (dạng nhẹ), dính ở chân ngực, không bơi được và chết. Bệnh xảy ra chủ yếu vào ban đêm khi tôm lột xác, tỷ lệ ấu trùng lột xác bị dính thường từ 10 – 30%. Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hàm lượng NH4 – N trong bể nuôi cao gây ra hiện tượng này.

Bệnh do nguyên sinh động vật: do những nguyên sinh động vật như Zoothamnium, Epistylis, Acineta, Vocticella… gây bệnh trên ấu trùng tôm càng xanh, trong đó Zoothamnium hay gặp nhất. Chúng ký sinh ở các phần phụ của ấu trùng như chủy, chân ngực, chân bụng và đuôi. Khi chúng phát triển nhiều, ấu trùng không lột xác được dẫn tới chết. Nguyên nhân gây bệnh do người nuôi xử lý tôm mẹ không tốt, mang mầm bệnh vào bể, hoặc chăm sóc kém, thức ăn dư thừa nhiều, hàm lượng hữu cơ trong bể cao. Để phòng và trị bệnh, người nuôi cần chăm sóc cho ăn tốt, tạo điều kiện cho ấu trùng lột xác nhanh, hàng ngày xi phông sách đáy bể, thay nước đúng định kỳ, giữ môi trường nuôi tốt.

Bệnh hoại tử: thường hay gặp trong sản xuất giống tôm càng xanh cũng như tôm biển. Ở tôm càng xanh bệnh thường xuất hiện từ giai đoạn 5 trở đi. Khi quan sát ấu trùng trong bể nuôi thấy ấu trùng bơi không bình thường, hoặc chìm nhiều ở đáy bể; quan sát trên kính hiển vi thấy các phần phụ của ấu trùng bị ăn mòn, hoặc cụt như chủy, chân bụng, chân ngực, chỗ bị ăn mòn có màu vàng cam. Khi bệnh nặng, không trị kịp thời, ấu trùng chết nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do biến động môi trường nuôi gây sốc đối với ấu trùng, trong đó yếu tố nhiệt độ là chính. Khi nhiệt độ nước nuôi trên 29°C ấu trùng thường bị nhiễm bệnh này. Khi tôm bị sốc dễ bị vi sinh vật gây hại tấn công. Để phòng và trị bệnh, người nuôi khống chế nhiệt độ nước nuôi ổn định ở 27 - 28°C, lúc thay nước cần chú ý các yếu tố pH, nhiệt độ… Khi phát hiện bệnh phải trị kịp thời, có thể sử dụng một số kháng sinh như: Gentamicine 5 ống + Cefotacine 1 lọ/m3 chữa 2 ngày liên tục.

Bệnh đục cơ: thường xảy ra mang tính tự phát do sốc môi trường trong giai đoạn tôm bột (PL). Quan sát trong bể nuôi thấy xuất hiện một số con có màu trắng đục trên thân, điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra, bơi lội khó khăn, những con bị nặng sẽ chết. Hiện chưa có thuốc chữa bệnh đục cơ, do vậy người nuôi cần giảm tối đa các nguyên nhân gây sốc tôm là cách phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Bệnh đen mang: thường xuất hiện vào giai đoạn 5 – 8 trong chu kỳ phát triển của ấu trùng. Khi ấu trùng bị nhiễm bệnh, trên mặt bể xuất hiện xác tôm chết nổi lên. Xem trên kính hiển vi thấy nhiều chấm đen trên mang ấu trùng tôm. Về tác nhân gây bệnh, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng do trong thức ăn thiếu Vitamin C. Để trị bệnh, người nuôi sử dụng kháng sinh, liều lượng như sau: Peniciline 6 – 8ppm chữa 3 ngày liên tục, kết hợp với việc tăng thêm Vitamin C trong thức ăn.

Bệnh dính chân: thường gặp trong sản xuất giống tôm càng xanh cũng như tôm sú. Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn dạng sợi (Filamentous bacteria) và vi khuẩn không phải dạng sợi, một số loài tảo, nguyên sinh động vật. Chúng bám vào các sợi lông tơ với số lượng nhiều làm tôm bơi lội khó khăn và các lông tơ rụng dần, sau đó gây tổn thương các phần phụ như chân bụng, đuôi, chủy… Khi bị nhiễm nặng ấu trùng tôm chết đồng loạt.

Do có nhiều tác nhân gây bệnh nên trước khi trị bệnh, cần xác định loài gây bệnh chủ yếu và thứ yếu để có trình tự trị bệnh: Nếu bệnh do vi khuẩn dạng sợi gây ra là chủ yếu đồng thời có cả nguyên sinh động vật (Zoothamnium) cần sử dụng CuSO4 với nồng độ 0,3ppm sau 24 giờ là khỏi bệnh. Ngay sau đó thay nước 80%. Sau 2 ngày trị tiếp bệnh do nguyên sinh động vật gây ra.

Fistenet
Đăng ngày 02/12/2016
Hà Kiều
Nuôi trồng

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 15:47 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 15:47 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:47 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 15:47 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:47 29/03/2024