Quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại

Quản lý sinh vật ngoại lại xâm hại (NLXH) là hoạt động quan trọng, không chỉ góp phần bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH), mà còn bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước. Do tính chất phức tạp và mức độ gây hại nghiêm trọng của các sinh vật ngoại lai (SVNL), cho nên việc phòng trừ cần được triển khai thường xuyên, liên tục thông qua công tác kiểm dịch thực vật, đánh giá nguy cơ dịch hại là rất quan trọng.

bắt ốc bươu
Nông dân thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) bắt ốc bươu vàng. Ảnh: NGUYỄN TRẦN

Theo PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), sinh vật NLXH là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống, hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Sinh vật NLXH có mặt ở tất cả các nhóm phân loại chủ yếu như: các loài vi-rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. Đáng chú ý, có khoảng 10% của 3.000 loài thực vật có mạch, có tiềm năng xâm hại các hệ sinh thái khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến các sinh vật bản địa. Sự xâm lấn của SVNL có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế, cũng như tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội và sức khỏe con người. Chính vì mức độ nguy hại nghiêm trọng của các loài SVNL, mỗi quốc gia đều có chiến lược quản lý SVNL phù hợp và được quy định trong các văn bản luật có liên quan về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Cục trưởng Bảo tồn ĐDSH (Tổng cục Môi trường), TS Phạm Anh Cường cho biết: Tại Việt Nam, các loại sinh vật xâm hại hầu như ít được chú ý cho đến nửa đầu những năm 90 khi dịch ốc bươu vàng bùng phát từ đồng bằng sông Cửu Long và đến đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, các loài sinh vật NLXH mới từng bước được nhìn nhận như một vấn đề thật sự đối với Việt Nam. Cụ thể, năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) công bố danh sách 48 loài động vật thủy sinh ngoại lai xâm nhập bằng nhiều hình thức vào Việt Nam. Trong đó, có 10 loài được đánh giá là không có tác động xấu tới ĐDSH ở nước và nghề nuôi trồng thủy sản truyền thống được xếp vào mục “trắng”. 24 loài chưa rõ có hay không tác động xấu tới ĐDSH ở nước và nghề nuôi trồng thủy sản truyền thống, nhưng cần phải tiếp tục theo dõi được xếp vào mục “xám” và 14 loài tác động xấu tới ĐDSH ở nước và nghề nuôi trồng thủy sản truyền thống, được xếp vào mục “đen”, cần được quản lý chặt chẽ ở các cơ sở nuôi và tiêu diệt ở các vực nước tự nhiên. Đến năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN và PTNT ban hành Thông tư liên tịch Quy định tiêu chí xác định loài NLXH và danh mục NLXH, với 81 loài NLXH có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam và chưa xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Thông qua đó, hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ NN và PTNT, các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố tổ chức điều tra, xác định loài NLXH, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại tại địa phương mình...

Đánh giá về những tác động của sinh vật NLXH ở Việt Nam, PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn cho biết thêm: Mặc dù hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về SVNL nói chung và sinh vật NLXH nói riêng tại Việt Nam, tuy nhiên, qua một số nghiên cứu đánh giá cho thấy đã có những tác động xấu đến ĐDSH trong nước, cũng như kinh tế - xã hội. Tiêu biểu như cây Trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra), mặc dù mới bắt đầu xuất hiện vào những năm 60, nhưng trong nhiều năm gần đây, chúng đã phát triển khá nhanh và có mặt hầu hết ở các địa phương trên cả nước. Điển hình như tại Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), mối đe dọa lớn nhất mà Trinh nữ thân gỗ gây ra cho các vùng đất ngập nước là do khả năng xâm lấn nhanh và chiếm lĩnh thay thế dần các thảm thực vật tự nhiên, gây ra tác động tiêu cực đến các quần thể động vật trong khu vực, nhất là đối với khu hệ chim. Nhiều vùng, khu vực là vùng kiếm ăn chính của sếu đầu đỏ, nay đã bị xâm lấn bởi Trinh nữ thân gỗ với mật độ dày đặc và làm biến mất dần sếu đầu đỏ. Hay ốc bươu vàng là một trong những loài gây hại mạnh nhất ở Việt Nam. Loài này đã được nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975 với mục đích làm cảnh. Do có vòng đời ngắn, dưới các điều kiện phù hợp, ốc bươu vàng có thể phát tán nhanh chóng dọc theo các thủy vực và hiện đã được ghi nhận ở hầu hết các vùng tại Việt Nam. Đáng lo ngại, ốc bươu vàng có thể ăn được hầu hết các loài thực vật, cho nên nó gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ĐDSH, cũng như đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Trước thực trạng nêu trên, thời gian qua Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quy định việc quản lý sinh vật NLXH như: Luật ĐDSH; Luật Thủy sản; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý các sinh vật NLXH ở Việt Nam thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tăng cường hoạt động điều tra, phát hiện thường xuyên và lập bản đồ phân bổ, nhằm kiểm soát và xử lý kịp thời các vùng mới bị xâm nhiễm. Kiểm soát chặt chẽ, chủ động ngăn chặn các con đường lây lan của SVNL; đồng thời thông qua công tác điều tra cũng có thể xác định được đầy đủ về điều kiện, quy luật phát tán của sinh vật NLXH. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng tham gia phát hiện và ngăn chặn sớm sự phát tán của SVNL, nhất là không nuôi trồng và sử dụng SVNL vào các mục đích có thể gây nguy cơ phát tán (như trồng cây làm cây cảnh, hàng rào, chống xói mòn, nuôi ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, chuột hải ly làm thực phẩm...).

Các chuyên gia, các nhà khoa học cũng đề nghị: Không nên khuyến khích sử dụng SVNL làm nguồn giống cây trồng, vật nuôi (ngoại trừ việc nuôi trồng có kiểm soát), nhưng khi cần phòng trừ có thể khuyến khích giải pháp sử dụng SVNL như một nguồn vật liệu sản xuất (sử dụng làm đồ thủ công, mỹ nghệ...) làm thức ăn cho người hoặc gia súc. Trong trường hợp đặc biệt, buộc phải dùng đến các loại hóa chất, có thể sử dụng một cách có kiểm soát và lựa chọn các loại hóa chất ít độc. Ưu tiên dùng các chế phẩm sinh học, không nên quá tiêu cực với giải pháp sử dụng thuốc hóa học khi mức độ xâm lấn của SVNL đã ở mức không thể khống chế bằng các biện pháp khác…

Báo Nhân Dân, 08/01/2017
Đăng ngày 09/01/2017
Khánh Huy
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 22:22 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 22:22 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 22:22 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 22:22 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 22:22 23/04/2024