San lấp đất nuôi trồng thủy sản trái phép ở Mai Lâm nhằm trục lợi

Gần đây, tại xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia diễn ra tình trạng san lấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trái phép ồ ạt ngay khu vực đê Mỏ Phượng. Vị trí này nằm dọc hai bên tuyến đường vào khu Kinh tế Nghi Sơn mới được xây dựng, diện tích san láp trái phép tới hàng chục ha chỉ trong một thời gian ngắn.

Trưởng Công an xã
Ông Văn Huy Giang, Trưởng Công an xã Mai Lâm trao đổi với PV. Ảnh: Trần Lê

“Đại công trường” san lấp trái phép

Dọc hai bên tuyến đường mới dẫn vào khu Kinh tế Nghi Sơn của xã Mai Lâm đang được xây dựng dở dang (còn gọi là đường Bắc – Nam 2) hàng loạt khu đất trũng, ao, đầm, bãi bồi vốn là đất nuôi trồng thủy sản được giao thầu cho các hộ dân hiện đã hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, toàn là mặt bằng vừa mới được san lấp, đất đá ngổn ngang với diện tích lên tới hàng chục nghìn m2.

Việc san lấp này diễn ra ngay trước trụ sở mới của UBND xã Mai Lâm. Hàng chục ao, đầm nuôi tôm của người dân đã được san lấp phẳng phiu, chờ thời cơ dựng nhà, từng bước hợp pháp hóa thành đất ở. Đặc biệt, nhiều mặt bằng còn được xây móng kè kiên cố chuẩn bị dựng nhà. Thậm chí, ngay gần trụ sở UBND mới của xã có một căn nhà cấp 4 đã mọc lên ngạo nghễ trên đất nuôi tôm sờ sờ trước mặt chính quyền địa phương.

Được biết, việc san lấp trái phép này đã diễn ra ồ ạt, công khai từ khoảng tháng 7/2015. Ban đầu nhỏ lẻ, sau đó thấy “an toàn” các hộ đua nhau san ủi làm theo. Một người dân cho chúng tôi hay, việc làm trái phép này xã có biết và không ngăn cấm. “Người ta làm ồ ạt, công khai thế ai mà chẳng biết. Cứ có tiền dúi vào tay cán bộ là xong thôi. Nghe đâu mỗi hộ cũng mất hàng chục triệu chứ chả ít. Thế còn rẻ chán, nay mai chuyển được sang  đất ở, mỗi lô kiếm được vài trăm triệu chứ chả chơi” - Anh ta bộc bạch.

Quả thật, với vị trí bám mặt đường đại lộ thênh thang dẫn vào khu kinh tế Nghi Sơn, chỉ vài năm nữa những khu đất này sẽ hết sức có giá nếu được “phù phép” thành đất ở.

Theo qua sát, ngay gần Quốc lộ 1A cách trụ sở UBND xã Mai Lâm mới xây khoảng 500 m giáp cầu Lạch Bạng, bên phía Nam tuyến đường, một mặt bằng rộng khoảng vài nghìn m2 đang hình thành. Có hàng loạt công nhân và máy ủi đang san gạt, tạo mặt bằng từ những đống đất đá lớn do xe tải vừa đổ xuống. Cũng tại đầu cầu Lạch Bạng, phía Bắc tuyến đường là một ngôi nhà lớn, diện tích khoảng trên 250m2, được xây dựng chưa lâu, nằm chình ình. Theo người dân cho biết, ngôi nhà này cũng được xây dựng trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản và chủ nhân của nó đã “mất khối tiền” cho lãnh đạo xã?.

UBND xã đã rất “tích cực” xử lý?

Đặt lịch làm việc với lãnh đạo Mai Lâm, dù đã liên hệ trước và được ông Lê Tiến Lũy, Chủ tịch UBND xã nhận lời, ông Lũy khẳng định “Dù bận họp, nhưng tôi sẽ dành thời gian để làm việc”. Nhưng đúng giờ hẹn (15 giờ 20 phút ngày 20/9/2016), chúng tôi có mặt tại UBND xã Mai Lâm nhưng chẳng thấy tăm hơi ông Chủ tịch xã đâu. Sau một hồi trao đổi qua điện thoại, Chủ tịch xã Lê Tiến Lũy bố trí chúng tôi làm việc với Trưởng Công an xã.

Trao đổi về vấn đề này, ông Văn Huy Giang, Trưởng Công an xã Mai Lâm cho biết, tình trạng san lấp trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản xảy ra trên địa bàn xã là có thật. Tuy nhiên ông Giang cho rằng chỉ “âm thầm, nhỏ lẻ” và xã đã “rất tích cực ngăn chặn, xử lý”. Cũng theo ông Giang, hầu hết các khu đất trên trước đây đều thuộc đất hai lúa, sau do nhiễm mặn nên được chuyển đổi cho các hộ nuôi trồng thủy sản. Công an xã đã liên tục tổ chức lực lượng để “tuần tra, ngăn chặn và xử lý”. Nhưng vì công trường thi công, xe chở đất đá tấp nập vào ra, nên người dân đã lợi dụng, tranh thủ giờ nghỉ, ban đêm để san gạt, tạo mặt bằng từ những đống đất mà xe tải đổ xuống. Do đó, tuy đã rất tích cực, nhưng tại tình hình quá phức tạp nên mới xẩy ra tình trạng trên.

Về mặt bằng mấy nghìn m2 tại đầu cầu Lạch Bạng, ông Trưởng Công an xã cho biết, chủ nhân khu đất ấy là một chủ khách sạn ở xã bên cạnh. Khi nắm được thông tin, xã đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản yêu cầu đình chỉ. Nhưng khi chúng tôi hỏi xem văn bản, ông Giang đã “hoãn binh”. Biên bản do cán bộ Địa chính giữ và anh này đang đi công tác – ông Giang nói.

Trao đổi với ông Lê Anh Cường, Đội trưởng Đội Kiểm tra Quy tắc xây dựng huyện Tĩnh Gia ông Cường cho biết, sau khi nhận được phản ánh của dân về thực trạng này, ngay sáng thứ 2 đầu tuần (ngày 19/9), UBND huyện đã có công văn khẩn do Phó Chủ tịch Trương Bá Duyên ký, gửi UBND xã Mai Lâm, yêu cầu xử lý, ngăn chặn ngay việc san lấp trái phép. Tuy nhiên, không rõ Công văn “khẩn” của huyện đã xuống tới xã hay chưa nhưng vào chiều 20/9 chúng tôi vẫn thấy một loạt đống đất vừa được xe tải đổ xuống, lù lù ngay đầu cầu Lạch Bạng. Nhưng khác với ngày hôm qua là không có người và xe san lấp.

Trước tình trạng trên, đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan chức năng của mình nhằm chấn chỉnh, xử lý kịp thời, cương quyết không để xảy ra tình trạng phạm pháp một cách ngang nhiên của một bộ phận người dân, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa.

Một số hình ảnh về san lấp trái phép đất thủy sản tại xã Mai Lâm:

truc loi

Mục đích san lấp trái phép nuôi trồng thủy sản của người dân Mai Lâm nhằm trục lợi. Ảnh: Trần Lê

nui dat da

Hàng núi đất đá đổ san lấp trái phép trên đất nuôi trông thủy sản. Ảnh: Trần Lê

san lap

Máy ủi vô tư san lấp trái phép tại xã Mai Lâm. Ảnh: Trần Lê

nha chenh enh

Một ngôi nhà chềnh ềnh mọc trái phép trước UBND xã Mai Lâm. Ảnh: Trần Lê

Báo Thanh Tra, 26/09/2016
Đăng ngày 28/09/2016
Trần Lê
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 21:05 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 21:05 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 21:05 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 21:05 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 21:05 19/04/2024