Sản xuất tôm giống - nền móng của ngành tôm hiện đại

Tôm là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nông – lâm – thủy sản Việt Nam trong thời gian qua. Ngành tôm nói riêng và thủy sản nói chung đã nhận được nhiều sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ và các bộ, ngành nhằm phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn.

Sản xuất tôm giống

Diện tích và sản lượng tôm của nước ta ngày càng tăng, đến năm 2016, diện tích thả nuôi tôm cả nước đạt 649.645ha với sản lượng đạt 657.282 tấn, giá trị xuất khẩu đạt trên 3,15 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp chế biến tôm của Việt Nam đã đạt trình độ khu vực và thế giới, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU. Tuy nhiên, ngành tôm của Việt Nam vẫn đang phải đương đầu với bài toán căn cơ có tính nền tảng cho sự phát triển của ngành, đó là tôm giống.

Hiện nay, tôm bố mẹ được cung cấp từ nguồn khai thác tự nhiên kết hợp với nhập khẩu từ nước ngoài. Chất lượng tôm bố mẹ vẫn chưa ổn định, mặc dù đã được Chính phủ quan tâm đầu tư, song vẫn chưa mang lại kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, ngành tôm giống còn phải đối mặt với khó khăn như chưa làm chủ công nghệ chọn tạo, cung ứng giống, giá thành sản xuất tôm còn cao, phần lớn hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo. Mặc dù đã có những cơ sở cung cấp tôm giống được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ thuật có trình độ, cung cấp sản phẩm tôm giống có chất lượng và thương hiệu, được người dân tin dùng. Cả nước hiện có khoảng 2.422 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó có 1.861 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 561 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, cung cấp hơn 100 tỷ tôm giống mỗi năm, tuy nhiên, lượng tôm giống này chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nội địa, đặc biệt là tôm chân trắng.

Ngoài ra, việc quản lý kinh doanh tôm giống tại nhiều địa phương cũng còn nhiều bất cập. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều chợ mua bán tôm giống đã hình thành và phát triển tại các thủ phủ nuôi tôm như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang. Tôm giống được bán tại đây thường có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, không đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc và kiểm dịch, chất lượng không đảm bảo. Tôm được vận chuyển và bảo quản trong điều kiện kém nên càng ảnh hưởng tới chất lượng và tỷ lệ sống. Người mua chủ yếu là các hộ nuôi nhỏ lẻ, không có khả năng và điều kiện lựa chọn tôm giống có chất lượng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến người nuôi tôm có nguy cơ gặp rủi ro cao trong quá trình thả nuôi khi sử dụng con giống không rõ xuất xứ, không được kiểm tra dịch bệnh.

Chính phủ và các Bộ, ban, ngành liên quan đã ban hành nhiều thông tư, nghị định về quản lý giống thủy sản, góp phần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát con giống ngày càng tốt hơn. Cùng với đó, trong khuôn khổ chương trình phát triển sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ trong nước, Tổng cục Thủy sản đã chủ trì, giao các Viện nghiên cứu NTTS I, II, III lai tạo được một số dòng tôm thẻ chân trắng chất lượng cao và đã tiến hành sản xuất giống, thả nuôi thương phẩm để đánh giá, khảo nghiệm trên diện rộng. Có thể kể đến như tôm sú MOANA do Viện nghiên cứu NTTS I hợp tác cùng công ty MOANA của Mỹ nghiên cứu và phát triển. Tôm bố mẹ đã được gia hóa trong điều kiện kiểm soát an toàn sinh học tốt nên có chất lượng đảm bảo, sạch bệnh và năng suất tốt.

Bộ NN&PTNT cũng ban hành Kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất tôm bảo đảm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu, xây dựng các cơ sở nuôi tôm có chuỗi sản xuất được chứng nhận an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và theo yêu cầu của nước nhập khẩu để có thể xuất khẩu tôm nguyên con và các sản phẩm tôm Việt Nam ra nhiều thị trường hơn nữa, góp phần xây dựng thương hiệu cho con tôm Việt Nam. Bộ cũng đặt ra kế hoạch đến hết năm 2017 có ít nhất 10% số cơ sở sản xuất tôm giống có quy mô sản xuất mỗi năm trên 1 tỷ tôm giống được đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Thông tư 14 của Bộ NN&PTNT và ít nhất 1 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn của OIE để có thể xuất khẩu tôm nguyên con và các sản phẩm tôm đi các nước.

Để có thể phát triển ngành sản xuất tôm giống, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các Viện nghiên cứu. Ngoài ra, cần có quy hoạch vùng nuôi cụ thể, nhất là vùng ĐBSCL, xác định rõ nhu cầu để tránh dư thừa cung – cầu và hình thành các chuỗi sản xuất từ khâu nguyên liệu đến tiêu thụ. Cần phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng giống thủy sản nuôi chủ lực ở những vùng có lợi thế tự nhiên và vùng nuôi trọng điểm để đảm bảo sản xuất đủ giống tốt, giá thành hạ, chủ động cung cấp tại chỗ cho vùng nuôi. Nâng cấp và phát triển các trung tâm giống thủy sản nhằm hình thành hệ thống nghiên cứu thực nghiệm và cung cấp đàn bố mẹ, đàn hậu bị cho các cơ sở sản xuất giống, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống, tham gia cung cấp giống thủy sản kinh tế cho nhu cầu nuôi. Nâng cao năng lực hệ thống quản lý chất lượng giống, bồi dưỡng nguồn nhân lực và áp dụng công nghệ sản xuất giống công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giống. Khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu chọn tạo giống, đưa giống mới và tiến bộ khoa học công nghệ từ nước ngoài vào áp dụng trong nước, đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống có chất lượng cao. Mục tiêu đề ra đến năm 2020, nước ta sẽ chủ động cung cấp 100% nhu cầu giống phục vụ nuôi trồng.

Con giống được ví như nền móng giúp xây dựng ngành tôm phát triển bền vững và hiệu quả. Do đó, cần phải sớm tập trung đầu tư, phát triển hệ thống cung ứng tôm giống sạch bệnh, chất lượng cao giúp xây dựng ngành tôm Việt Nam hiện đại, bền vững và giá trị cao.

Tổng Cục Thủy Sản
Đăng ngày 14/02/2017
Hương Trà
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:53 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:53 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:53 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:53 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:53 29/03/2024