Sau Tết, ngư dân bắt tôm hùm con kiếm gần "ngàn đô" mỗi chuyến

Chỉ sau một đêm ra khơi, anh Nguyễn Hải (35 tuổi, ở thôn Thạch By, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) và 2 người đi cùng đã đánh bắt được gần 60 con tôm "nhí" (tôm hùm con), bán được trên 20 triệu đồng.

tôm hùm nhí
Tôm "nhí" (tôm hùm con), được xem là lộc trời mang về tiền tỉ cho ngư dân đánh bắt ven bờ Quảng Ngãi

Từ nhiều năm qua, cứ sau Tết cổ truyền thì nhiều ngư dân ở Phổ Thạnh lại tranh thủ ra khơi để đánh bắt tôm "nhí", vốn được xem là "lộc biển" đầu năm của ngư dân hoạt động khai thác ở nhiều vùng biển gần bờ của Quảng Ngãi.

Tuy đây là nghề "sinh sau đẻ muộn" và số lượng người, phương tiện tham gia đánh bắt tôm "nhí" không nhiều như một số địa phương khác của tỉnh, như xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi; xã Bình Châu, huyện Bình Sơn... thế nhưng nguồn thu từ tôm "nhí" hàng năm đã mang lại tiền tỉ/vụ/năm cho ngư dân Phổ Thạnh.

chuẩn bị lưới

Chuẩn bị lưới để ra khơi giăng bắt tôm nhí

Ông Nguyễn Tấn Bình (40 tuổi, ở thôn La Vân, cùng xã) người có thâm niên hơn 6 năm làm nghề này cho biết: "Vụ tôm nhí sau tết cổ truyền Đinh Dậu năm nay, do mấy ngày qua trời mưa liên tục và lạnh, dẫn đến sóng khá lớn và nước đục nên số người ra khơi cũng như lượng tôm nhí đánh bắt ước chỉ bằng ¼-1/2 so với cùng kỳ năm trước, với mỗi tàu thuyền chỉ được từ 10-20 con/chuyến".

rạng bờ
Vị trí là những dãy rạng gần bờ nên phương tiện đánh bắt chủ yếu là thuyền máy nhỏ, thúng chèo tay

Ông Nguyễn Văn Tình (46 tuổi, ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, nơi được xem là vùng "thủ phủ" của nghề này ở Quảng Ngãi, xác nhận: "Do ảnh hưởng của thời tiết nên vùng biển ven bờ sóng lớn, nước đục dẫn đến lượng tôm nhí khai thác được ít hơn rất nhiều so với mọi năm. Tuy nhiên bù lại giá mua lại khá cao, từ 250.000-400.000 đồng/con".

Dù thời tiết bất lợi thế nhưng không ít trường hợp "vô mánh" thu nhiều chục triệu đồng/chuyến/đêm. Cách đây khoảng 3 hôm, anh Nguyễn Hải (35 tuổi, ở thôn Thạch By, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) và hai người đi cùng đánh bắt được gần 60 con tôm hùm con, bán được trên 20 triệu đồng. Còn tại xã Phổ Châu, cùng huyện có thuyền kiếm được hơn 50 triệu đồng/chuyến.

thu mua tôm hùm
Một chủ điểm thu mua kiểm đếm số tôm "nhí" ngư dân mang đến bán.

Vụ mùa đánh bắt tôm "nhí" ở Quảng Ngãi thường bắt đầu vào khoảng tháng 11 Âm lịch năm trước và kết thúc vào khoảng tháng 4 Âm lịch của năm sau. Với vị trí đánh bắt là những dãy rạng (đá ngầm) nằm cách bờ chỉ từ 1-4 hải lý nên phương tiện chủ yếu là thúng chèo tay, thuyền máy nhỏ...với số lượng từ 1-3 người/chiếc. Thời gian ra khơi từ chiều tối hôm trước đến sáng sớm hôm sau thì trở về 

Toàn bộ số tôm "nhí" đánh bắt ở Quảng Ngãi được một số đầu mối tại địa phương thu mua, sau đó đem bán lại cho những hộ nuôi tôm các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên để thả lồng bè nuôi.

Nguồn tôm "nhí" ở Quảng Ngãi có từ tự nhiên và phụ thuộc nhiều vào thời tiết trên biển, nên số lượng đánh bắt thường mang tính "may rủi". Theo đó có người mỗi đêm đánh bắt chỉ được vài con, hoặc không có con nào. Nhưng không ít trường hợp đánh bắt được cả trăm con, thu về hàng trăm triệu đồng/chuyến.

Báo Dân Việt, 02/02/2017
Đăng ngày 03/02/2017
Công Xuân
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:53 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:53 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:53 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:53 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:53 29/03/2024