Tái chế bùn thải làm phân bón

Với dự án tận dụng nguồn bùn thải từ các công ty chế biến thủy sản xử lý thành bùn vi sinh phục vụ trồng trọt, Nguyễn Hữu Huy Hào và Phan Hồng Mức đã xuất sắc giành giải nhất trị giá 200 triệu đồng tại cuộc thi SIMVA - Hành trình khởi nghiệp.

phân bón bùn vi sinh
Sản phẩm bùn vi sinh của Hào và Mức thu hút được nhiều sự quan tâm ẢNH: HƯƠNG GIANG

Là sinh viên (SV) ngành quản lý môi trường (Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ), Hào rất tâm huyết với các ý tưởng tái chế nguồn bùn thải, nước thải thành các sản phẩm hữu ích cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường.

Khi cuộc thi SIMVA - Hành trình khởi nghiệp, do Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ - Trường ĐH Cần Thơ phối hợp tổ chức, Hào và Mức đã viết dự án tham gia. Cả hai quyết định chọn tái chế bùn thải từ nhà máy chế biến thủy sản vì loại bùn này chứa nguyên tố vi lượng và vi sinh cao, rất tốt cho các loại cây trồng. “ĐBSCL có rất nhiều nhà máy chế biến thủy sản, có thể tận dụng lợi thế này để có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào”, Hào nói.

Bùn thải sau khi được lấy từ nhà máy sẽ trải qua giai đoạn tách nước lấy bùn khô, khử UV và bổ sung một số thành phần phối trộn cho ra bùn vi sinh để phù hợp với từng loại cây trồng. Loại bùn này có ưu điểm là hàm lượng dinh dưỡng cao, không lẫn các chất hóa học, thích hợp trong trồng hoa kiểng, rau màu, đặc biệt là các loại rau sạch. Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp hoặc làm giá thể trong thủy canh.

Với Hào và Mức, việc biến ý tưởng trên giấy thành sản phẩm thực tế là điều không hề dễ dàng. Hai bạn phải trải qua nhiều giai đoạn, từ khâu liên hệ nhà máy để lấy nguồn bùn thải đến tìm nơi đặt cơ sở sản xuất, mua máy móc xử lý bùn vi sinh… “May mắn cho tụi mình là được người quen cho mượn đất để đặt cơ sở sản xuất. Còn máy móc do không đủ tiền mua máy mới nên nhờ bạn bè thiết kế rồi mua thiết bị về lắp ráp để tiết kiệm chi phí”, Mức cho biết.

Vượt qua hơn 200 dự án dự thi đến từ nhiều tỉnh thành trong khu vực, dự án bùn vi sinh đã lọt vào top 10 ý tưởng xuất sắc nhất của vòng chung kết. Do đây là cuộc thi khởi nghiệp mang tính thực tế cao nên Hào và Mức không chỉ lo về chất lượng sản phẩm mà còn phải tập trung xây dựng thương hiệu, đề ra chiến lược kinh doanh, kế hoạch marketing, tìm thị trường tiêu thụ và cạnh tranh doanh thu trực tiếp với các nhóm khác.

Sau khi lọt vào vòng chung kết, 2 bạn có 4 tuần tham gia hoạt động khởi nghiệp bằng cách quảng bá sản phẩm và tham dự các chuyến đi mở rộng thị trường đến các tỉnh phía nam gồm: An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bà Rịa-Vũng Tàu, cùng 3 thành phố lớn là TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Hiện nhóm đã hoàn tất thủ tục thành lập cơ sở sản xuất và ký hợp đồng phân phối sản phẩm cho 3 hợp tác xã trồng rau sạch ở Cần Thơ, Trà Vinh. Nhóm cũng ký kết hợp đồng cung cấp hơn 200 tấn bùn vi sinh cho một nhà máy chuyên sản xuất phân bón trong năm 2017.

“Có những lúc khó khăn tưởng như phải bỏ cuộc giữa chừng nhưng niềm đam mê khởi nghiệp đã thôi thúc tụi mình theo đuổi cuộc thi đến cùng. Đây mới chỉ là thành công bước đầu, tạo động lực cho tụi mình tiếp tục cố gắng trong chặng đường sắp tới”, Mức chia sẻ.

PGS-TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ - Trường ĐH Cần Thơ, cho biết: “Dự án tái chế bùn vi sinh từ bùn thải của Hào và Mức rất có triển vọng phát triển vì 2 em bước đầu đã gắn kết được với doanh nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu và tìm đầu ra cho sản phẩm. Sắp tới, trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ nhóm trong khâu tìm chuyên gia đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như kết nối tìm thị trường tiêu thụ”.

Báo Thanh Niên, 07/03/2017
Đăng ngày 08/03/2017
Hương Giang
Khoa học

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Vaccine cho tôm: Tảo lục Chlorella vulgaris

Bệnh đốm trắng (white spot disease - WSD) là một trong những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên tôm nuôi và đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi tôm toàn cầu.

Tảo lục
• 09:00 14/03/2024

Các yếu tố virus nội sinh gây hội chứng đốm trắng (EVE)

Nơi khu trú của virus đề cập đến các phản ứng miễn dịch cụ thể, thích nghi của tôm đối với nhiễm virus xảy ra trong từng tế bào và có thể dẫn đến nhiễm vô hại kéo dài đến suốt đời của vật chủ.

Virus
• 14:33 07/03/2024

Sinh sản nhân tạo một số loài cá hiếm gặp

Đề tài do Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi vỗ trong vòng 4-6 tháng.

Cá chạch lửa
• 10:01 07/03/2024

Phát hiện nhanh và chính xác Tilv trên mẫu cá rô phi

Năm 2009, sản lượng cá rô phi đánh bắt tự nhiên tại hồ Kinneret giảm mạnh, có mức độ trung bình giảm từ 257 tấn mỗi năm đến 8 tấn mỗi năm và không rõ nguyên nhân.

Cá rô phi
• 10:10 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 16:02 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 16:02 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:02 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 16:02 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:02 29/03/2024