Tạo đột phá cho nông sản chủ lực

Ðược thiên nhiên ưu đãi, vùng đất Cà Mau nhiều năm qua đã cho ra đời những sản vật không chỉ làm nức lòng người dân trong nước mà cả thực khách nước ngoài. Tuy nhiên, dù nhiều và độc đáo nhưng hiện nay những sản phẩm này hiện vẫn chưa thể giúp nông dân Cà Mau làm giàu.

nuoi tom bang che pham sinh học
Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học là mô hình đang được tỉnh khuyến khích phát triển để nâng cao giá trị mặt hàng tôm. (Trong ảnh: Mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học của ông Trương Tuấn Kiệt, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước).

Trong những ngày cuối năm tôi có dịp công tác đến một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TP Hồ Chí Minh. Tại đây, nhiều nhà đầu tư đã có những đánh giá và cái nhìn hết sức lạc quan về sự phát triển các mặt hàng chủ lực của tỉnh Cà Mau trong tương lai: con tôm, con cua, khô cá bổi, chuối… sẽ tiếp tục tạo những bước đột phá mới nếu được tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học.

Nhiều sản phẩm độc đáo

Không phải ngẫu nhiên mà Tập đoàn Việt Úc quyết định đầu tư gần 100 tỷ đồng xây dựng trại sản xuất giống chất lượng cao trên địa bàn tỉnh với quy mô trên 50 ha, công suất khoảng 8 tỷ con giống mỗi năm. Ngoài ra, theo kế hoạch phát triển trong năm 2017, tập đoàn tiếp tục xây dựng trại sản xuất tôm sú giống và cua giống với quy mô 65 ha cũng như khu sản xuất phức hợp tôm chất lượng cao với diện tích 200 ha.

Ông Vũ Ðức Trí, Giám đốc Quản lý Doanh nghiệp Tập đoàn Việt Úc, đánh giá: “Cà Mau là điểm đến mơ ước của ngành tôm, bởi vùng đất này có đủ thiên thời, địa lợi, nhân hoà”.

Ông Trí phân tích, không chỉ diện tích vùng nuôi lớn, gần 300.000 ha mà lao động của tỉnh rất lành nghề trên lĩnh vực nuôi thuỷ sản. Ðặc biệt, điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nghề nuôi thuỷ sản, nhất là con tôm. Nhiều sản phẩm như con tôm hay con cua của Cà Mau đã nổi tiếng gần chục năm nay chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng rất đặc trưng nơi đây. Vì vậy, tập đoàn tự tin đầu tư mạnh mẽ vào Cà Mau và sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng từ quy mô đến loại hình.

Là đơn vị khá thành công khi đầu tư vào vùng đất Cà Mau, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh Saigon Co.op đã có 3 dự án và 1 chương trình đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Bà Nguyễn Thị Tranh, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, chia sẻ, chương trình kết nối với người nông dân trên địa bàn tỉnh đã đưa những sản phẩm đặc sản của vùng đất Cà Mau vào trong toàn hệ thống 84 siêu thị Co.opMart và 94 điểm bán lẻ trong cả nước. Ðây là chương trình đang được quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Saigon Co.op.

Bà Tranh đánh giá, Cà Mau là vùng đất với rất nhiều đặc sản, tiêu biểu như tôm đất, ba khía, cua… mà mỗi khi nhắc đến là thèm. Hằng năm, toàn bộ hệ thống siêu thị tiêu thụ khoảng 500 tấn mặt hàng này.

Lợi thế là vậy, nhưng hiện nay những sản phẩm đặc trưng và là thế mạnh của tỉnh vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, ngoại trừ con tôm. Một trong những nguyên nhân mà theo bà Tranh nhận định chính là nông dân chưa tiếp cận được với khoa học - kỹ thuật hiện đại nên sản phẩm hàng hoá chưa đảm bảo chất lượng, mẫu mã chưa bắt mắt. Bên cạnh đó, một số hộ dân còn chạy theo lợi nhuận trước mắt nên đôi lúc chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.

“Nếu tổ chức sản xuất tốt, sản phẩm đảm bảo chất lượng thì Co.opMart có thể tiêu thụ các sản phẩm này tăng gấp đôi hiện nay”, bà Tranh khẳng định.

Linh động trong tổ chức sản xuất

Nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, đặc biệt là các ngành hàng, sản phẩm chủ lực của tỉnh; đồng thời, xây dựng phương án phát triển sản xuất sát với lợi thế của địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn... là mục tiêu mà tỉnh đặt ra từ nay đến năm 2020 trên lĩnh vực ngư, nông, lâm nghiệp.

Cụ thể, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng lĩnh vực ngư, nông, lâm nghiệp bình quân hằng năm khoảng 4%. Ðến năm 2020, diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh đạt khoảng 20.000 ha, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt từ 120.000 ha trở lên; nhằm đạt mục tiêu tổng sản lượng thuỷ sản 5 năm (2016-2020) là 2,8 triệu tấn.

Từ mục tiêu trên có thể thấy, con tôm hiện nay vẫn được xác định là thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh. Từ đó, hướng đi cho mặt hàng này trong những năm tiếp theo là: “Phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, công nghiệp tập trung, phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái và quảng canh cải tiến gắn với quy hoạch và kiểm soát dịch bệnh”, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết.

Ông Bằng thông tin thêm, ngành sẽ tăng cường công tác quản lý sản xuất theo quy hoạch đã được duyệt, nhất là nuôi tôm công nghiệp để tránh phát triển tự phát, gây khó khăn cho quản lý, kiểm soát dịch bệnh.

Trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, tỉnh đã xác định 6 ngành hàng nông sản chủ lực là: lúa chất lượng cao, keo lai, cá bổi, tôm sinh thái, cua biển và chuối. Ðây là những ngành hàng hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phát cho nền nông nghiệp của tỉnh bởi đáp ứng được các tiêu chí về điều kiện thổ nhưỡng, có khả năng phát triển thành vùng nguyên liệu lớn cũng như nhu cầu thị trường...

Một giải pháp được đề ra song song với chiến lược phát triển trên là việc xây dựng và phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, điểm liên kết sản xuất, để tạo chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất cũng như đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hoá nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Bên cạnh đó, tỉnh đang ưu tiên đầu tư cho các dự án phát triển giống cây trồng, vật nuôi, cũng như những khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, chế biến những sản phẩm chủ lực, đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu…; đẩy nhanh tiến độ nhân rộng các mô hình sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp có hiệu quả, bền vững.

“Ngành sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch thuỷ lợi tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất đa mục tiêu và thích ứng với biến đổi khí hậu”, ông Bằng cho biết./.

Báo Cà Mau, 08/01/2017
Đăng ngày 12/01/2017
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:47 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:47 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:47 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:47 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:47 25/04/2024