Thị trường hải sản dần hồi phục

Vừa qua, sự cố sinh vật biển chết dọc ven biển miền Trung đã gây nhiều hệ lụy đến môi trường, tài nguyên, đời sống ngư dân, an toàn thực phẩm... Tình thế diễn biến bất ngờ, nhưng với sự quan tâm, hỗ trợ và nhiều giải pháp kịp thời của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cùng sự chia sẻ từ cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội… đã nhanh chóng giúp ngư dân có thêm động lực, động viên nhau vươn khơi bám biển.

tàu cá
Cách đánh bắt được các doanh nghiệp và siêu thị thu mua hết, giúp ngư dân yên tâm bám biển

Minh bạch thông tin

Tại cảng cá Thuận An (Thừa Thiên - Huế) những ngày gần cuối tháng 5 này, tiếng máy xay đá lạnh giòn tan hòa cùng âm thanh chà rửa dụng cụ, dọn dẹp vệ sinh thuyền bè của ngư dân nên không khí nơi đây không còn ảm đạm như những ngày trung tuần tháng 4 - cao điểm cá chết dạt vào bờ. “Tàu về bến, cá bán hết. Ngư dân không còn lo chuyện tiêu thụ sản phẩm nữa, an tâm ra khơi rồi”, ngư dân Nguyễn Văn Tuấn ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, oang oang nói vọng dưới khoang tàu cá.

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, cho biết với 55 tàu đánh bắt xa bờ và hàng trăm tàu thuyền nhỏ, Phú Thuận là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về sản lượng khai thác thủy sản trên biển. 100% hải sản ngư dân bắt được trong chuyến ra khơi những ngày vừa qua, khi cập bờ đều được Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh kiểm định, cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản xa bờ, nên đã được các siêu thị và doanh nghiệp thu mua hết. Trong đó, siêu thị Co.op Mart Huế là một trong những đơn vị thu mua nhiều nhất và khẳng định sẽ đồng hành lâu dài với ngư dân. Các tiểu thương bán lẻ tại địa phương cũng nhận giấy xác nhận để đưa hải sản đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Có sự hỗ trợ từ nhiều phía nên bà con ngư dân không còn bức bối chuyện bán cá nữa. Bây giờ họ đã an tâm trở lại chuyện ra khơi đánh bắt cho được thật nhiều tôm, cá.


Ngư dân khai thác hải sản gần bờ mong có chính sách hỗ trợ để đóng tàu lớn vươn khơi xa. Ảnh: MINH PHONG

Từ giữa tháng 5, cùng với việc cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác xa bờ, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình còn phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh theo dõi hải trình đánh bắt cá của ngư dân bằng hệ thống định vị đấu nối với trạm ở bờ. Ông Lê Văn Lợi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình, cho biết hệ thống kết nối định vị đã giúp các cơ quan chức năng theo dõi tàu của ngư dân bất cứ lúc nào, ở đâu. Từ đó, mới có xác nhận cuối cùng của cơ quan quản lý thị trường, sau đó cá được mở bán.
Chị Trần Thị Yến, chủ kinh doanh mực tươi và sứa biển tại TP Hà Tĩnh, cho biết: “Bán hải sản có giấy chứng nhận nguồn gốc nên được nhiều khách hàng yên tâm hơn. Cứ đà này, chẳng bao lâu nữa, thị trường mua bán hải sản biển sẽ phát triển hơn”. Còn ngư dân Nguyễn Văn Đạo (chủ tàu 135CV đánh bắt xa bờ, ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), mong cơ quan chức năng tiếp tục triển khai rộng việc cấp nhãn mác chứng nhận hải sản an toàn, không chỉ đối với cá, tôm đánh bắt cách xa bờ ngoài 20 hải lý mà ngay cả hải sản khai thác gần bờ khi đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Nỗ lực khôi phục sản xuất

Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Trần Lê Nguyên Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho rằng hỗ trợ khẩn cấp chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt, quan trọng vẫn là giải pháp lâu dài để ngư dân khôi phục sản xuất. Hiện đơn vị đã hướng dẫn các địa phương nghiên cứu, đề xuất giải pháp chuyển đổi sinh kế sản xuất cho người dân. Trong đó, tập trung vào 3 khu vực chịu ảnh hưởng nhiều do cá chết trên địa bàn các huyện Hải Dương, Thuận An và Lăng Cô. Mỗi địa phương lập phương án phù hợp với tình hình, đặc điểm của vùng đất, khí hậu thời tiết. Trên cơ sở đó sẽ thống nhất phương án chung để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương khi thực hiện chuyển đổi phương án sản xuất. Giải pháp ưu tiên là phát triển nuôi cá nước ngọt, khi loài cá này đang có giá trị kinh tế cao và nhiều lợi thế khác.

Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch (Quảng Bình) Đậu Minh Ngọc cho biết, giải pháp lâu dài với ngư dân các xã ven biển hiện được đề xuất là chuyển đổi từ nghề lộng gần bờ sang đánh bắt xa bờ. Huyện đang ghi nhận nguyện vọng của ngư dân gửi tỉnh để trình Trung ương có nguồn tín dụng giúp các làng biển bãi ngang đóng thêm tàu lớn, thành lập các hợp tác xã kinh doanh thủy hải sản an toàn nhằm tạo được thị trường ổn định, củng cố sản xuất lâu dài, đủ sức ứng phó với các tình huống sự cố tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Ở Thừa Thiên - Huế, nhiều người cho rằng cần điều tra thêm và lập danh sách, đưa vào hỗ trợ những hộ làm dịch vụ hậu cần nghề cá, buôn bán hải sản ở các chợ ven biển để đồng hành cùng ngư dân trong việc tiêu thụ sản phẩm. Theo ông Huỳnh Ngọc Sơn, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên - Huế, việc hỗ trợ dựa trên quyết định của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh, do vậy, đối tượng hỗ trợ phải là những người ở các vùng ven biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp, kể cả đánh bắt, nuôi trồng và hậu cần nghề cá. Đối với hộ gián tiếp sẽ có những hỗ trợ khác như vay vốn, ưu đãi lãi suất…

Hiện các địa phương ở 4 tỉnh trên cũng huy động các cơ quan đoàn thể vào cuộc giúp ngư dân. Những chính sách bền vững đang được bàn thảo và gấp rút triển khai, trong đó nguyện vọng chuyển đổi vùng lộng gần bờ sang vùng khơi đang được quan tâm thiết thực, vừa giúp ngư dân có sinh kế lâu dài vừa giúp ngư trường xa có thêm sức lực của con người góp phần bảo vệ biển, đảo.

Song song việc triển khai các giải pháp nhằm minh bạch thông tin về chuyến biển, hiện các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng đều đang triển khai các điểm bán hải sản biển an toàn. Trong đó, Hà Tĩnh đã khai trương 27 điểm bán hải sản biển đảm bảo an toàn và dự kiến mở thêm 150 điểm khác. Các loại hải sản bày bán tại các địa điểm đều được giám sát chất lượng chặt chẽ, dán tem trên từng sản phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn. Ngoài ra, tất cả địa điểm bán hàng đều có hệ thống bảo quản tốt, niêm yết giá công khai… và được UBND tỉnh hỗ trợ 5 triệu đồng/điểm kinh doanh hải sản an toàn. 

Sài Gòn Giải Phóng, 25/05/2016
Đăng ngày 26/05/2016
Nhóm Phóng Viên
Kinh tế

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:05 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:05 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:05 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:05 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:05 25/04/2024