Thiếu gỗ đóng tàu cá

Tình trạng thiếu gỗ dùng cho đóng mới tàu cá đã khiến cho nhiều ngư dân và chủ cơ sở đóng tàu vỏ gỗ trên địa bàn tỉnh gặp khó.

thieu go
Cả ngư dân lẫn chủ tàu đều gặp khó do khan hiếm gỗ chất lượng cao. Ảnh: N.Q.V

Khan hiếm

Cơ sở đóng tàu vỏ gỗ của ông Đỗ Văn Thành (thôn Vĩnh Nam, xã Duy Vinh, Duy Xuyên) có 6 tàu cá đang được đóng mới, trong đó 4 chiếc của ngư dân Quảng Ngãi và 2 của ngư dân Quảng Nam. Các công đoạn hoàn thành con tàu diễn ra chậm chạp do thiếu nguồn nguyên liệu gỗ. Ngư dân Trần Thắng (thôn Tân An, xã Bình Minh, Thăng Bình) đang đóng tàu ở đây cho biết, chủ tàu và các bạn biển rất mong mỏi con tàu được hoàn thành sớm để có thể ra khơi trong vụ sản xuất chính sắp đến thế nhưng tiến độ hiện quá chậm chạp. “Dự toán ban đầu để hoàn thành con tàu là 3,5 tỷ đồng nhưng riêng phần gỗ đã tăng thêm gần cả tỷ đồng.

Mình phải cân đối lại các khoản đầu tư khác cho con tàu để tránh thiếu hụt vốn. Cái lo lớn hơn là liệu có đủ gỗ chất lượng tốt để hoàn thiện con tàu có công suất máy hơn 800CV” - anh Thắng nói. Trong khi đó, ông Thành cho biết, từ đầu năm đến nay, giá gỗ đã tăng gấp đôi vì khan hiếm. Thiếu gỗ đóng tàu, ông Thành đã phải lặn lội sang tận Lào, Campuchia để mua gỗ nhưng vẫn bế tắc. “Tôi sang Lào, thỏa thuận xong, mua gỗ với giá cao, xẻ xong, tưởng giải tỏa áp lực vậy mà nhầm lớn. Mình mua được gỗ nhưng bên Lào không cho chở gỗ qua biên giới để về Việt Nam. Phải rất khó khăn, thỏa thuận và chịu nhượng bộ nhiều khoản, phía bán gỗ cho mình mới chịu thu lại gỗ đã bán. Tốn công, tốn của mà đành thất bại” - ông Thành nói.

Thời điểm này, tại doanh nghiệp đóng tàu Hà Tiên Khôi (khối phố 7, phường An Phú, TP.Tam Kỳ), chỉ có duy nhất con tàu đang dần hoàn thành. Ông Trần Ngọc Hoàng - Giám đốc doanh nghiệp này cho biết: “Rất may mắn là tôi đã lường trước sự thiếu hụt nghiêm trọng của nguồn nguyên liệu gỗ đóng tàu. Tôi chỉ đủ gỗ sến mủ và chò, dẻ để lắp đặt xong cho con tàu này. Đây cũng có thể là con tàu lớn cuối cùng tôi đóng được”. Hiện tại, ông Hoàng đã chuyển sang đóng ghe, thuyền cỡ nhỏ, chủ yếu bằng thiếc, thép. Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ đầu năm đến cuối tháng 7.2016, giá gỗ sến mủ dùng để làm be tàu đã tăng giá từ 13 triệu đồng/m3 lên 26 triệu đồng/m3. Qua tháng 8 này, gỗ sến mủ khan hiếm đến mức nhiều chủ cơ sở đóng tàu trên địa bàn tỉnh săn lùng hết cách vẫn không thể mua được. Hiện tại, các loại gỗ như chò, dẻ cũng thiếu nghiêm trọng, tăng giá từ 3 triệu/m3 lên 10 triệu/m3. Mỗi con tàu thông thường cần đến 50 khối gỗ be, khoảng 100 khối gỗ khung xương và hàng chục khối gỗ nhỏ hoàn thiện nên chi phí đóng tàu tăng thêm đáng kể.

Lo ngại chất lượng gỗ

Hầu hết tàu vỏ gỗ đang được ngư dân đóng mới trên địa bàn tỉnh nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi của Trung ương (Nghị định 89 về một số chính sách phát triển thủy sản) và của tỉnh (Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam). Yêu cầu về chất lượng được đặt ra với những con tàu này là rất lớn. Ông Trần Ngọc Hoàng cho rằng, mặc dù trong thời gian qua, có một số ngư dân tìm đến đóng tàu nhưng ông không nhận vì sợ không đảm bảo chất lượng thân tàu. “Con tàu vỏ gỗ có 2 phần quan trọng nhất là long cốt và be tàu. Trước đây, 2 phần này đều phải bắt buộc dùng loại gỗ thật quý, hiếm vì đảm bảo chất lượng và đáp ứng tín ngưỡng của ngư dân. Thời điểm này, cả kiền kiền, sến mủ, trâm, sao cát… có nguồn gốc từ Việt Nam hay Lào, Campuchia đều không thể mua được nên dù rất muốn đóng tàu để duy trì hoạt động của doanh nghiệp nhưng tôi không thể” - ông Hoàng nói.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại trên thị trường gỗ không thiếu các loại kiền kiền, sến mủ, trâm, sao cát hay dẻ nhưng tất cả đều được nhập khẩu về Việt Nam từ Indonesia, Malaysia. Giá các loại gỗ này thấp hơn rất nhiều so với gỗ cùng loại có xuất xứ từ Việt Nam hay Lào, Campuchia. Vấn đề là chất lượng các loại gỗ này không bằng. Một số ngư dân và chủ cơ sở đóng tàu cho rằng, nếu đóng tàu bằng gỗ kiền kiền, sến mủ từ 3 nước Đông Dương thì đến hơn 10 năm sau vẫn chưa bị bào mòn, trong khi đó tàu cá được hoàn thành với gỗ cùng loại xuất xứ từ Indonesia hay Malaysia thì chỉ 5 năm sau là phải sửa chữa lại.

Ông Đỗ Văn Thành cho rằng, do các loại gỗ quý ở Việt Nam hay Lào trên thị trường rất hiếm nên bắt buộc phải dùng gỗ cùng loại có xuất xứ từ Indonesia, Malaysia. Để thực hiện điều đó, chủ cơ sở đóng tàu và chủ tàu thương thảo, thỏa thuận trở lại về giá cả theo hướng giảm xuống. Theo ông Thành, chất lượng các loại gỗ mặc dù có chênh nhau nhưng không nhiều nên có thể chấp nhận được. Hiện tại, nhu cầu đóng mới tàu cá của ngư dân trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Trước tình trạng thiếu gỗ chất lượng tốt, ngành thủy sản Quảng Nam tuyên truyền, khuyến khích ngư dân đóng tàu vỏ thép thay cho tàu vỏ gỗ như một giải pháp xử lý tình thế. Một số cơ sở đóng tàu vỏ gỗ cũng đang sử dụng một cách xử lý tình thế khác trong điều kiện thiếu gỗ là ghép các khối gỗ ngắn lại với nhau để đóng tàu, nhất là ở 2 bộ phận quan trọng là long cốt và be tàu. Nhiều ý kiến cho rằng, điều này sẽ khiến cho chất lượng con tàu giảm xuống, sức chịu đựng trước sóng, gió đại dương không cao.

Báo Quảng Nam, 29/08/2016
Đăng ngày 31/08/2016
Nguyễn Quang Việt
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:06 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:06 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 17:06 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:06 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:06 19/04/2024