Thiếu hụt khoáng và nuôi trồng thủy sản

Tiến sĩ Bill McGraw, nhà khoa học thủy sản và môi trường ở Panama cung cấp cách nhìn tổng quan về khoáng chất trong nuôi trồng thủy sản và khẩu phần ăn của con người.

kiem tra the
Định kỳ bổ sung khoáng chất vào ao giúp tôm tăng trưởng tốt. Ảnh: Quốc Toàn

Lịch sử của sự thiếu hụt khoáng trong khẩu phần ăn của con người

Sự thiếu hụt khoáng trong khẩu phần của con người đã bắt đầu khi phát minh về điện thương phẩm phổ biến trong những năm 1870. Tiến bộ trong công nghệ này dẫn tới việc giảm sử dụng gỗ để nấu ăn, giảm xử lý tro gỗ trong đất vườn. Tro gỗ là một phân bón tuyệt vời vì chứa nhiều khoáng chất như canxi giúp cân bằng pH và các khoáng vi lượng hỗ trợ cho sự phát triển của thực vật, tăng cường dinh dưỡng cho con người. Hơn nữa, việc đắp đập ngăn sông, suối do nhu cầu điện năng ngày càng tăng dẫn đến giảm lượng khoáng bù đắp cho lượng đã sử dụng trong đất phù sa.

Những năm cuối 1960 chứng kiến sự bắt đầu của nền nông nghiệp thương mại hiện đại, gạt qua một bên những nguồn phân hữu cơ giàu khoáng như phân chuồng từng được dùng cung cấp nitơ, phospho, kali và lưu huỳnh để thay thế bằng phân tổng hợp không chứa khoáng chất nào ngoài 4 thành phần cần thiết chủ yếu. Những phân bón nitrat và phosphat tổng hợp tan trong nước, rửa trôi vào các dòng chảy tạo ra nhiều vấn đề về hiện tượng phú dưỡng. Nông nghiệp hiện đại đã góp phần lớn nhất trong sự thiếu khoáng của con người tại các nước công nghiệp phát triển do việc canh tác trên đất thiếu khoáng đã tạo ra ra các nông phẩm chứa ít khoáng chất.

Bữa ăn hiện đại bao gồm thức ăn mua tại các cửa hàng, thức ăn đóng hộp hay chế biến sẵn và tại các nhà hàng thức ăn nhanh ở khắp mọi nơi, đã mất lượng khoáng chất ít ỏi còn lại trong những thực phẩm vốn đã thiếu hụt khoáng. Bữa ăn truyền thống lành mạnh của các cộng đồng như thổ dân Úc, các bộ tộc Ấn Độ bản xứ Nam Mỹ được xác định chứa hàm lượng khoáng gấp 4 lần các bữa hiện đại được tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển từ tận những năm 1930.

Năm 1989, hơn 65% dân số Mỹ thiếu hụt lượng canxi, magiê và kẽm so với lượng khuyến cáo mỗi ngày. Các nhà khoa học Mỹ báo cáo rằng từ 1975 – 1997, lượng canxi trong 12 loại rau tươi giảm 27%, kết quả tương tự được phát hiện bởi Tạp chí thực phẩm Anh (British Food Journal) khi tuyên bố lượng canxi đã giảm 19% trong 20 loại rau tươi từ năm 1930 – 1980. Sự thiếu hụt càng xảy ra nhiều hơn khi việc tiêu thụ các loại thực phẩm có lợi giảm đi để thay thế bằng những loại thực phẩm trông hấp dẫn, sẵn có và tiện dụng hơn. Hương vị của các loại trái cây và rau quả thường tương quan với lượng khoáng chất chứa trong đó, nói cách khác, "thực phẩm hữu cơ từ đất giàu khoáng chất sẽ có vị ngon hơn", điều đó giống như đang góp phần vào hiện tại suy giảm tiêu thụ trái cây và rau quả.

Sự thiếu khoáng ở người có thể thấy rõ khi xem xét tình trạng phổ biến của thiếu máu, loãng xương, bướu cổ, và chậm lớn. Tuy nhiên, mối tương quan ít được biết đến giữa hàm lượng khoáng có trong thức ăn và nguồn nước với sự tăng cường hoặc suy giảm sức khỏe của cộng đồng đã được tìm thấy. Những cộng đồng có nhiều bữa ăn truyền thống hơn, ít tiếp xúc với nông nghiệp hiện đại và thực phẩm chế biến có bộ răng tốt hơn những cộng đồng công nghiệp hoá.

Tổ chức y tế thế giới phát biểu rằng có 2 tỉ người trên thế giới bị thiếu khoáng chất và vitamin.

Những khoáng chất cần thiết và trao đổi chất trong nuôi trồng thuỷ sản

Nghiên cứu cho thấy việc thêm muối vào thức ăn có tác dụng tăng tốc độ phát triển của cá nước ngọt. Cơ sở của hiệu quả này là đã cung cấp các yếu tố cần thiết cho tiêu hoá, tăng trưởng, bài tiết của vật nuôi. Thứ hai, có thể bổ sung khoáng chất hoặc muối trực tiếp vào nước giúp giảm căng thẳng do quá trình cân bằng áp suất thẩm thấu khi vận chuyển, giảm tác nhân gây bệnh cơ hội trong nước nuôi, thúc đẩy tăng trưởng do giảm năng lượng tiêu hao cho cân bằng áp suất.

Những khoáng chất như natri và canxi có thể được thêm vào thức ăn hay nước để đáp ứng nhu cầu khoáng cho cá nuôi. Lượng thích hợp cho hấp thu, sinh dụng và giữ lại của những khoáng chất đơn lẽ được cung cấp trong bữa ăn của cá được xác định dựa vào nồng độ các khoáng chất liên quan trong trao đổi chất. Ví dụ như mối tương quan giữa canxi và mức khả dụng sinh học của kẽm. Ngoài ra, không biết bao nhiêu khoáng bổ sung vào thức ăn được giữ lại trong cá, bao nhiêu bị mất vào môi trường do quá trình cân bằng áp suất thẩm thấu và bài tiết khi độ trong TDS hoặc tổng chất rắn hoà tan.

Bài tiết chất thải nitơ qua mang là quá trình loại bỏ nitơ độc hại chủ yếu của cá, liên kết chặt chẽ với loại thải natri nhằm điều chỉnh acid-base trong trao đổi chất. Có thể thấy rõ điều này khi kiểm tra tác động của mức độ axit nước nuôi dẫn đến căng thẳng do cân bằng áp suất thẩm thấu ở cá nước ngọt vì suy giảm ion trong huyết tương. Kênh trao đổi ion duy trì muối trong máu của cá nước ngọt xuất hiện gần như duy nhất trên bề mặt mang trong khi cá tạo ra lượng lớn nước tiểu loãng.

Khoáng chất, nuôi trồng thủy sản và dinh dưỡng người

Cá là một trong những nguồn giá rẻ sẵn có cung cấp protein và khoáng chất. Hàm lượng khoáng chất trong các động vật thủy sản, cho dù là dư thừa hay thiếu hụt, đều dựa trên khoáng chất trong môi trường nước, cũng như các hợp chất dinh dưỡng khác là axit báo Omega-3 và các sắc tố có lợi. Hầu hết các khoáng chất phổ biến cần thiết để duy trì mọi chức năng sinh hoá học trong cơ thể con người có thể tìm thấy trong cá trong khi mọi khoáng chất có thể tìm thấy trong đại dương. Hàm lượng các khoáng chất trong nước biển có tỉ lệ gần giống tỉ lệ tìm thấy trong máu người, nhìn chung, khoáng chứa trong thuỷ sinh vật tăng cùng với độ mặn (TDS) của nước.

Hàm lượng khoáng trong cá khác nhau giữa các loài thậm chí giữa các kích thước khác nhau trong cùng một loài.

Nồng độ khoáng chất tăng thêm có thể tìm thấy trong các phần thịt phi lê. Nghiên cứu thực hiện năm 2002 chứng minh rằng sắt và kẽm là hai yếu tố chính trong cá chẽm nuôi và hoang dã mà không có sự khác biệt nào giữa 2 loại về tổng số khoáng chất thành phần.Kẽm bị thiếu trong chế độ ăn uống hiện đại ở các nước công nghiệp phát triển như đã nói trước đây.

Những hiểu biết về hàm lượng khoáng chất trong cá có có thể có đượcnhờ việc đo lượng khoáng chất có trong nước nuôi và trong thức ăn, nhờ đó có thể tăng cường khoáng chất trong cá bằng cách tác động vào 2 yếu tố này hoặc bằng cách chọn nước nuôi có hàm lượng khoáng cao hơn.

Thefishsite
Đăng ngày 23/09/2016
HDTH (dịch)
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 13:29 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 13:29 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 13:29 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:29 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:29 25/04/2024