Thừa Thiên Huế: Nuôi cá nước ngọt để phát triển kinh tế

Với sản phẩm an toàn, người dân yên tâm sử dụng, nên việc nuôi cá nước ngọt đang trở thành một hướng phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản.

ông Minh đang cho cá ăn
Ông Minh đang cho cá ăn

An toàn vệ sinh thực phẩm

Chị Trần Thị Huệ, người bán cá ở chợ Bến Ngự cho biết, từ khi xảy ra sự cố môi trường biển, các loại cá nước lợ, cá biển bán rất ế, giá lại giảm nên lãi chẳng là bao. Gần đây, nhiều gia đình ưa chuộng cá nước ngọt, nên chị chuyển sang bán các loại cá này.

Chị Nguyễn Thị Mai Huyền ở phường Phước Vĩnh (TP. Huế) tự tin: “Đã gần 10 tháng nay, gia đình tôi chuyển sang ăn cá nước ngọt. Các loại cá rô, trắm cỏ, mè, trê phi, dét, lóc… tuy không ngon bằng cá “đặc sản” nuôi nước lợ, nhưng đảm bảo an toàn”. 

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Nguyễn Minh Đức khẳng định, cá nuôi nước ngọt luôn đảm bảo an toàn thực phẩm, hoàn toàn không sử dụng kháng sinh, chất cấm. Các hộ nuôi chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn, phế phẩm tại chỗ, sẵn có trong vườn, nhà như rau, cỏ, cám, cá tạp… làm thức ăn cho cá. Một số hộ còn mua thêm thức ăn bột công nghiệp nhằm kích thích cá phát triển, tăng chất lượng sản phẩm. Các loại thức ăn này được các ban, ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không phát hiện các chất cấm.

Tiềm năng phát triển kinh tế

Tận dụng dòng nước trong lành ở lưu vực sông Hương, từ giữa năm 2015, một số hộ dân xã Phú Thượng (Phú Vang) bắt đầu với nghề nuôi cá lồng nước ngọt và đạt kết quả khả quan.

Ông La Xuân Minh là 1 trong 4 hộ triển khai nuôi cá lồng nước ngọt ở Phú Thượng, huyện Phú Vang, từ tháng 2/2016 với 12 lồng cá ban đầu, bao gồm 11 lồng cá diêu hồng và 1 lồng cá trê phi, mỗi lồng có khoảng 4.000 con cá. Ông Minh cho biết, chu kỳ nuôi cá kể từ khi nhập con giống đến khi xuất bán là 5 tháng, trừ chi phí lãi khoảng hơn 10 triệu đồng/lồng. Đến nay, ông đã xuất 2 đợt cá và chuẩn bị một lượng cá đáng kể phục vụ trước và sau Tết Nguyên đán. Ông Minh khẳng định: “Thành công ban đầu tuy không lớn, nhưng tạo được tiền đề để tôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi”.

Vốn là nhà phân phối thức ăn thủy, hải sản tại địa phương, ông Hoàng Văn Nhung là người nuôi cá lồng đầu tiên ở Phú Thượng. Đến nay, tổng tiền đầu tư của ông đã gần 1 tỷ đồng với 28 lồng nuôi. Năm 2016, ông Nhung thu hoạch được hơn 30 tấn cá, giá bán bình quân 40.000đ/kg. Ông Nhung khẳng định: “Nếu được quy hoạch, nuôi cá lồng nước ngọt sẽ là một nghề ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương”. Hiện, cơ sở của ông Nhung giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng và nhiều lao động thời vụ ở địa phương. Thời gian tới ông tiếp tục đầu tư nhiều hạng mục; trong đó, mong muốn lớn nhất là mở rộng diện tích để tạo con giống.

Không chỉ vùng hạ lưu, mà nhiều hộ ở vùng cao Nam Đông cũng tích cực tìm kiếm cơ hội làm giàu từ nuôi cá nước ngọt, khi thu nhập từ nuôi cá trên dưới 100 triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình ông Ta Rương ở xã Thượng Quảng; Trần Đình Sơn (Hương Hòa), hay Hồ Thương Nam, Hồ Văn Dương (Thượng Nhật)... xây dựng được nhà kiên cố, khang trang, nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.

người dân thu cá tra
Người dân thu hoạch cá tra

Các trang trại tổng hợp vùng gò đồi, miền núi đều thích hợp cho việc nuôi cá trắm cỏ, rô phi, chép, mè… Chủ trang trại Trần Văn Minh ở xã Phong Xuân (Phong Điền) khẳng định, nuôi cá nước ngọt là không thể thiếu ở bất kỳ một trang trại tổng hợp nào. Cá không chỉ dễ nuôi mà còn mang lại thu nhập ổn định, bền vững cho các trang trại. Tận dụng nguồn phế phẩm rau, cỏ… tại trang trại làm thức ăn, vừa giảm chi phí đầu tư, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm. Các loại gia súc, gia cầm khi xảy ra dịch bệnh, giá hạ thì nguồn thu từ cá sẽ bù lại, hạn chế rủi ro, thua lỗ.

Hỗ trợ nâng cao hiệu quả kinh tế

Các đối tượng nuôi truyền thống như cá chép, trê, lóc, trắm cỏ, mè… hiệu quả kinh tế không cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Trong khi nhu cầu đời sống ngày càng cao, yêu cầu việc nâng cao chất lượng sản phẩm là điều tất yếu. Điều đó thôi thúc ngành thủy sản từng bước nghiên cứu, sản xuất thí điểm thành công nhiều loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế, chất lượng an toàn.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đề án nuôi cá trên hồ chứa giai đoạn 2016-2020, tỉnh từng bước đầu tư phát triển nuôi cá lồng, đến năm 2020 khoảng 1.000 lồng (sản lượng trên 1.000 tấn). Riêng tại các hồ chứa sinh thái, từ năm 2017 phát triển khoảng 150 ha, nhân rộng diện tích nuôi lên 700 ha (sản lượng 500 tấn) đến năm 2020. Tỉnh sẽ đầu tư các cơ sở nghiên cứu, sản xuất các giống cá chất lượng, có giá trị kinh tế cao nhằm cung ứng nhu cầu sản xuất như cá tầm, ba sa, lăng nha, diêu hồng… Đồng thời, có chính sách hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm, trình diễn nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất cho người dân.

Đăng ngày 20/02/2017
Ngọc Phương
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:49 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 14:49 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 14:49 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 14:49 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 14:49 25/04/2024