Tiền Giang: Để nghề khai thác thủy sản phát triển bền vững

Trong khi nguồn lợi thủy sản cạn kiệt do hoạt động khai thác chưa được quản lý chặt chẽ, khiến cho nghề khai thác thủy sản đứng trước áp lực, buộc phải thay đổi để tồn tại. Trước tình hình này, điều cần quan tâm hiện nay là cần chuyển đổi từ những nghề gây tổn hại lớn đến nguồn lợi thủy sản sang nghề ít gây tổn hại hơn, tìm kiếm mô hình cộng đồng quản lý nguồn lợi thủy sản bền vững.

ngu dan van chuyen ca
Ngư dân vận chuyển cá tại thị trấn Vàm Láng, Gò Công Đông.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản, tính đến cuối 2015, tổng số tàu cá đăng ký của tỉnh là 1.205 tàu với công suất máy là 361.598 Cv - mặc dù gần đây, nhiều ngư dân đã mạnh dạn bán tàu nhỏ, sử dụng vốn tự có hoặc vay vốn ngân hàng đóng tàu mới có công suất lớn vươn khơi khai thác thủy sản vùng biển xa.

Tuy nhiên, đến nay, nghề cá Tiền Giang vẫn còn dáng dấp của nghề cá quy mô nhỏ khi số lượng tàu nhỏ hơn 90 Cv vẫn chiếm tới 26% tổng số tàu trên địa bàn tỉnh với 323 tàu (12.588 Cv), 30% tổng số lao động hoạt động chủ yếu ở ven bờ. Hầu hết các tàu đánh cá đều được đóng bằng gỗ, các máy tàu được sử dụng phần lớn là máy cũ hoặc dùng các máy ô tô vận tải hạng nặng đã cũ để lắp đặt.

Khảo sát sơ bộ các tàu đánh cá xa bờ của tỉnh cho thấy, số tàu lắp máy cũ chiếm hơn 90% tổng số tàu khai thác xa bờ, trang thiết bị khai thác chưa đầy đủ hoặc chưa khai thác hết tính năng của thiết bị, nên hạn chế hiệu quả khai thác. Mặc dù, tỉnh có tới 25 cơ sở đóng tàu có khả năng đóng mới 160 chiếc/năm và sửa chữa 300 chiếc/năm, nhưng lại thiếu những nhà máy đóng tàu hiện đại để đóng tàu cá bằng vật liệu kim loại hoặc các loại vật liệu mới. Chưa kể, hầu hết các ngư cụ vẫn phải nhập khẩu, do các cơ sở sản xuất trong nước không đáp ứng được về số lượng, chất lượng.

Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ của các địa phương, số lượng lao động khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh tăng từ 7.241 người (năm 2001) lên khoảng gần 13.862 người (năm 2015), bình quân mỗi năm tăng khoảng 472 người.

Những năm gần đây, trình độ học vấn của ngư dân có tăng, song phần lớn chưa tốt nghiệp tiểu học với 60%, hơn 28% tốt nghiệp tiểu học, khoảng gần 10% có trình độ trung học cơ sở và 0,65% đã qua đào tạo tại các trường dạy nghề hoặc có trình độ cao đẳng, đại học.

Với trình độ học vấn thấp, ngư dân gặp khó khăn trong việc tiếp thu kỹ thuật mới, nhất là kỹ thuật khai thác xa bờ. Hệ quả tất yếu là dù sản lượng khai thác hải sản liên tục tăng, nhưng chất lượng sản phẩm khai thác được thường có kích thước nhỏ, có chất lượng thấp, cá tạp chiếm tỷ lệ cao.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá phục vụ cho hoạt động khai thác và tiêu thụ thủy sản của tỉnh còn nhỏ bé, manh mún khi trên địa bàn tỉnh chỉ có 02 cảng cá: Vàm Láng và Mỹ Tho với công suất tiếp nhận chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nghề khai thác thủy sản của tỉnh, cũng như các tàu cá các tỉnh trong khu vực có nhu cầu cập cảng để bán cá.

Mạng lưới chợ cá còn ở trạng thái đang phát triển, hình thức bán đấu giá ở các chợ cá chưa hình thành. Việc mua bán, tiêu thụ cá ở các chợ cá phần lớn do các tư thương đảm nhiệm, nên tình trạng thương lái ép giá thu mua sản phẩm của ngư dân khi số lượng tàu cập cảng nhiều vẫn còn xảy ra khá phổ biến.

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, ngư trường khai thác chủ yếu của các đội tàu Lưới vây kết hợp ánh sáng, Lưới rê, Câu mực của tỉnh từ 6030" đến 140 Vĩ độ Bắc, 1060 đến 1170 Kinh độ Đông vùng biển Đông Nam bộ, Trường Sa và DK1. Riêng đội tàu Lưới kéo, Đóng đáy, Câu tay, nghề khác... ngư trường hoạt động chủ yếu ở khu vực Ba Động, Vũng Tàu, Nam Côn Sơn. Đây không chỉ là ngư trường của các tàu cá Tiền Giang mà còn là ngư trường khai thác thủy sản của hầu hết các tàu cá trên cả nước.

Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong khai thác xa bờ với cường độ cao. Vì cuộc sống trước mắt, nhóm ngư dân này dùng mọi biện pháp để đánh bắt như giảm kích thước mắt lưới, lưới có nhiều lớp, tăng cường độ khai thác... Sự suy giảm nguồn lợi cá đã ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt của các loại nghề khai thác hải sản. Tỷ lệ cá tạp, cá con trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm 40 - 95% sản lượng đánh bắt, tùy theo loại ngành nghề khai thác.

Trong khi đó, giá nhiên liệu và chi phí đầu vào cho khai thác tăng không ngừng, đang gây ra những khó khăn lớn cho ngành khai thác hải sản. Hiệu quả kinh tế của các hoạt động khai thác xa bờ mặc dù đang khá hấp dẫn, nhưng đến giai đoạn mất cân đối giữa năng lực khai thác và nguồn lợi thủy sản, thì các tàu cá buộc phải tận thu sản phẩm, từ đó dẫn đến giảm sút nguồn lợi thủy sản nghiêm trọng, hiệu quả khai thác giảm.

Trước những khó khăn của ngành khai thác thủy sản, để nghề khai thác hải sản ở Tiền Giang phát triển bền vững, thì các mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng là giải pháp quan trọng hàng đầu để tổ chức lại hoạt động khai thác thủy sản.

Tuy nhiên, để có thể triển khai được mô hình này, trước mắt, ngành thủy sản cần cải thiện mạng lưới số liệu thống kê, nhân rộng mô hình hợp tác xã trong khai thác, tiêu thụ hải sản, từ đó tạo ra cơ cấu nghề khai thác thủy sản hợp lý, thân thiện với môi trường bằng cách chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, từ những nghề gây tổn hại lớn đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản sang nghề ít gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của chúng hoặc những nghề khác ngoài khai thác thủy sản; chuyển đổi nghề sử dụng nhiều nhiên liệu trong khai thác hải sản sang những nghề ít tiêu hao nhiên liệu hơn.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ban hành và kiện toàn khả năng giám sát việc thực thi các quy định cụ thể liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản thông qua các mô hình mạnh có quy mô cộng đồng về quản lý, khai thác và tiêu thụ các sản phẩm cho ngư dân.

Tiền Giang, 23/06/2016
Đăng ngày 28/06/2016
Thành Công
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 01:59 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 01:59 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 01:59 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 01:59 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 01:59 29/03/2024