Tôm Việt phát triển giật lùi

Thiếu quy hoạch, chậm ứng dụng khoa học công nghệ, thả nổi thị trường thức ăn, khâu thu mua yếu, giá thành tăng, đối mặt với dịch bệnh… Đó là thực trạng cho ngành tôm hiện nay được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Hội tụ để phát triển ngành tôm” được tổ chức tại Bạc Liêu ngày 24.6.

Việt Úc
Thu hoạch tôm tại Công ty Việt - Úc (Bạc Liêu).

Kiến nghị đưa con tôm là sản phẩm quốc gia

Ngành tôm Việt Nam phát triển trên 30 năm nay, những năm gần đây giá trị kinh tế của con tôm đem lại rất cao. Theo Tổng cục Thủy sản - Bộ NNPTNT, hiện nay có 28 tỉnh nuôi tôm nước lợ với diện tích trên 680.000ha, tổng sản lượng gần 600.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 triệu USD. Trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL. TS Như Văn Cẩn - Vụ trưởng Vụ NTTS - Tổng cục Thủy sản Việt Nam cho rằng con tôm Việt Nam (chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng) đứng trước cơ hội và thách thức lớn trước biến đổi khí hậu, môi trường nuôi và cạnh tranh của thị trường bên ngoài. Chính vì vậy dù đạt kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng giá trị chưa tương xứng với tiềm năng.

TS Cherdsak Virapat - Tổng Giám đốc NACA đem đến hội thảo bằng những so sánh các nước trong khu vực và Châu Mỹ về hiện tượng tôm chết, dịch bệnh trên tôm nuôi, đồng thời cảnh báo tình trạng hội chứng tôm chậm lớn vẫn tiếp tục diễn ra. Khả năng giảm sản lượng tôm nuôi trên toàn cầu trong năm 2016 là điều khó tránh khỏi.

Phát biểu đề dẫn và nêu lên thực trạng ngành tôm Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho rằng khả năng các tỉnh ĐBSCL nâng cao năng suất tôm nuôi tại các mô hình quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm sinh thái, tôm rừng là rất lớn. Theo Thứ trưởng Tám, hiện tại năng suất của các mô hình này còn thấp, nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, và tăng cường kiểm soát ao nuôi thì khả năng nâng lên 1,2 tấn/ha là điều rất dễ dàng.

Thứ trưởng Tám cũng thông tin, Bộ NNPTNT đã chính thức kiến nghị với Chính phủ công nhận tôm là sản phẩm quốc gia bên cạnh các sản phẩm khác. Nếu được Chính phủ đồng ý, tôm Việt Nam sẽ được đầu tư mạnh hơn.

Kêu gọi cứu ngành tôm

Ông Jose Villalon - Giám đốc Phát triển bền vững Tập đoàn Nutreco cho rằng hơn ba thập kỷ qua, ngành công nghiệp đã phát triển để trở thành một ngành quan trọng trong việc giải quyết việc làm và tăng nhu nhập cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh những tác động tích cực, ngành này cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề cần được giải quyết nếu muốn tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai. Đó là, bùng nổ dịch bệnh, ô nhiễm, phá hủy môi trường sống và sự phụ thuộc vào đánh bắt thủy sản hoang dã - nguồn cung cấp protein.

Là người có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu tôm, ông Lê Văn Quang - Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đưa ra 8 khâu mà theo ông ngành tôm Việt Nam đang đối mặt với bất ổn, giá thành cao và tính cạnh tranh kém. Đó là quy hoạch vùng nuôi rất kém, rất yếu và có thể nói là chưa có quy hoạch các vùng nuôi mà chỉ mang tính tự phát của các hộ nuôi tôm. Chưa quy hoạch vùng nuôi lớn (chưa có cánh đồng mẫu lớn cho tôm), hệ thống thủy lợi vừa yếu vừa thiếu đồng bộ. Đối với con giống, ông Quang nêu thực trạng Việt Nam chưa có một nơi, hay một trung tâm nghiên cứu, gia hóa, chọn giống tôm bố mẹ và cũng chưa có nơi sản xuất tôm giống bố mẹ có đặc tính sinh học tốt, vượt trội.

Về thức ăn, ông Quang bức xúc “thức ăn tôm Việt Nam gần như toàn bộ do các Cty nước ngoài sản xuất, nên họ độc quyền, họ thao túng, họ làm giá nên làm tăng chi phí cho người nuôi”. Về quy trình nuôi và công nghệ nuôi chưa có viện, trường nào chuyên nghiên cứu quy trình nuôi nên dù có đưa ra tiêu chuẩn VietGAP cũng chẳng có nước nào công nhận. Ngoài ra ông Quang cũng phân tích hàng loạt các yếu tố khác như: Dịch vụ cung ứng dụng cụ, vật tư, thuốc, chế phẩm vi sinh và thức ăn; kiểm tra giám sát quy trình nuôi, thu hoạch, muối ướp, bảo quản và vận chuyển, chế biến xuất khẩu… tất cả các khâu đều có vấn đề.

Ông khẩn thiết “tôi tha thiết mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các bộ, ngành, địa phương có vùng tôm hãy giải quyết ngay những vấn đề tồn tại để cứu lấy ngành tôm Việt Nam, cứu hàng trăm nhà máy chế biến cùng hàng triệu người lao động cũng như người nuôi tôm trên cả nước”.

Lao Động, 25/06/2016
Đăng ngày 26/06/2016
Nhật Hồ
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 18:43 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 18:43 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:43 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 18:43 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:43 16/04/2024