Ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2015, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 4.887 ha, sản lượng trên 12.000 tấn. Từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh chủ trì thực hiện đã và đang góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả nuôi tôm trên cát.

ho nuoi tom
Hồ nuôi tôm thực hiện đề tài tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy).

Những năm qua, thực tế nuôi tôm trên cát tại tỉnh ta đã bộc lộ những hạn chế đáng kể như: không kiểm soát được chất lượng con giống dẫn đến tôm hay bị còi, chậm lớn và đặc biệt nghiệm trọng là vấn đề bị nhiễm mầm bệnh lây truyền từ tôm giống bố mẹ. Quy trình nuôi chưa được kiểm soát, việc quản lý nước thải hồ nuôi chưa được chặt chẽ, hầu hết các hộ nuôi tôm không xây hồ xử lý nước thải nên tình trạng ô nhiễm môi trường và lây nhiễm dịch bệnh khá phổ biến. Đó là chưa kể đến việc sử dụng nhiều hoá chất và thuốc kháng sinh, gây ra hiện tượng “nhờn” thuốc và để lại dư lượng độc tố trong tôm làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm khi xuất khẩu sang các nước, giảm giá trị lợi nhuận và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ông Phan Thanh Nghiệm, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, chủ nhiệm đề tài cho biết, nuôi tôm theo công nghệ nano là tên gọi tắt cho việc ứng dụng đồng thời bộ giải pháp công nghệ: siêu âm kết hợp sử dụng phản ứng Fenton với mục đích làm sạch nước, diệt khuẩn và diệt tảo lam để xử lý môi trường; sử dụng nano bạc (Ag) để diệt khuẩn trong ruột và gan tôm thay thế thuốc kháng sinh; sử dụng tỏi đen và thảo dược nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh cho tôm. Đây đều là những công nghệ mới có tính năng ưu việt, rất thân thiện môi trường, không gây độc hại đối với tôm và an toàn cho người sử dụng. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình” là cơ sở khoa học mang tính thiết thực, nhằm xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ cao, từ đó nhân rộng ra các hồ nuôi trên toàn tỉnh, tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm thẻ chân trắng và tạo ra sản phẩm cung cấp cho nhu cầu xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Thực hiện trong hai vụ nuôi chính (bắt đầu từ tháng 4-2015 đến tháng 7-2016), đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên mô hình nuôi tôm tại Trạm thực nghiệm Ngư Thuỷ Bắc, thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Quảng Bình. Trên cơ sở khu ao nuôi cũ, hộ nuôi đã tiến hành xử lý 2.500m2 diện tích ao nuôi và 500 m2 diện tích ao lắng, rồi lần lượt tiến hành các bước như: xử lý nước đầu vào bằng siêu âm kết hợp vật liệu nano; xử lý môi trường ao nuôi bằng nano sắt với oxy già; kiểm soát vi khuẩn trong tôm bằng nano bạc; tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh phân trắng bằng thảo dược. Trên cơ sở sử dụng quy trình nuôi tôm trên ao bạt hiện tại của các hộ nuôi tôm khu vực, đề tài đã sử dụng các công nghệ siêu âm và các vật liệu nano để thay thế những hoá chất, thuốc kháng sinh.

Theo ông Phan Thanh Nghiệm, sau quá trình thực hiện, đề tài đã đạt được một số kết quả đáng kể. Đó là bằng biện pháp duy trì thường xuyên việc xử lý nước biển bằng siêu âm kết hợp vật liệu nano đã cơ bản loại bỏ các yếu tố độc hại, các chất ô nhiễm, đặc biệt là các mầm mống dịch bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi. Biện pháp xử lý diệt khuẩn ao nuôi bằng nano CFP 301 + H2O2 đã làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn trong ao mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm như các loại hoá chất khác. Việc sử dụng nano bạc trong xử lý, kiểm soát vi khuẩn trong gan, ruột tôm có hiệu quả rõ ràng, tôm không bị “nhờn” thuốc như việc sử dụng kháng sinh. Điểm đáng chú ý là sau một thời gian nuôi, năng suất tôm trung bình của ao nuôi đề tài đạt mức 12,7 tấn/ha, khá cao so với mức trung bình của nuôi tôm trên cát cả tỉnh là 10,81 tấn/ha, đặc biệt là tôm không bị dịch bệnh và chết do rét như nhiều hộ khác.

Ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đơn vị chủ trì thực hiện đề tài cũng cho biết thêm, do hạn chế về cơ sở vật chất và kinh phí nên việc thực hiện nghiên cứu chưa độc lập hoàn toàn mà còn phụ thuộc vào hộ nuôi tôm về giống, thức ăn, các hoá chất và các biện pháp xử lý khác có liên quan trong quá trình nuôi đã làm ảnh hưởng đến tính độc lập và chủ động trong quá trình nghiên cứu. Thời gian đầu, hộ nuôi còn e ngại sử dụng do chưa tin tưởng vào sản phẩm, công nghệ mới và chưa thay đổi được thói quen nuôi tôm bấy lâu, sự phối kết hợp giữa đơn vị chủ trì đề tài với hộ nuôi chính bởi thế không được đồng nhất. Thực tế, với những kết quả khả quan đã đạt được, đề tài có thể được nhân rộng ra các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, thế nhưng, sự cố môi trường biển xảy ra vào tháng 4 vừa qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi tôm trên toàn tỉnh. Hiện nay, phần lớn mọi hoạt động mở rộng, nuôi mới đều cầm chừng.

Qua kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình”, cho thấy việc ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ góp phần nâng cao năng suất, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng khả năng chống chịu dịch bệnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội những xã ven biển Quảng Bình.

Báo Quảng Bình, 27/09/2016
Đăng ngày 30/09/2016
D.H
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 03:13 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 03:13 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 03:13 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 03:13 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 03:13 26/04/2024